Theo thông báo mới nhất về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố ngày 4/1, tại Hà Nội, dự kiến vốn FDI đăng ký trong năm 2013 sẽ đạt từ 13-14 tỷ USD và vốn thực hiện đạt khoảng 10,5-11 tỷ USD, tương đương năm 2012.
Để tăng cường thu hút vốn FDI trong năm 2013, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết, trước mắt, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân nhanh vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, Cục cũng cải tiến căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực và theo đối tác; tránh tình trạng xúc tiến đầu tư tràn lan; tăng cường cho các nhà đầu tư đang đầu tư tại Việt Nam hoạt động có hiệu quả; đồng thời, giảm rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành dịch vụ mà Việt Nam đang có nhu cầu. Mặt khác, xây dựng các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế các dự án không khuyến khích đầu tư.
Tính đến ngày 15/12/2012, có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 14.489 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 213,6 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 13,6% tổng vốn đăng ký.
Chỉ tính riêng từ 1/1 đến 15/12/2012, cả nước có 1.100 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 435 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 13,01 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2011. Vốn thực hiện cũng đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% năm 2011. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều nhà đầu tư nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,1 tỷ USD, chiếm 70% tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2012.
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Đỗ Nhất Hoàng, thu hút FDI vào Việt Nam năm 2012 tuy có giảm về vốn đăng ký so với năm 2011 những vẫn có nhiều điểm sáng đáng chú ý như: lượng vốn đăng ký thêm của những dự án đã thực hiện tăng tới 58,5% so với năm 2011, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đang làm ăn tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam cũng như triển vọng trong tương lai nên sẵn sàng tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất.
Phần lớn các dự án FDI trong năm 2012 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất (chiếm 70%), phù hợp với định hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Bên cạnh đó, khu vực FDI tăng trưởng tốt về xuất khẩu và nộp ngân sách tăng...
Về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, tính đến 20/12/2012, có 712 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 12,4 tỷ USD tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng năm 2012, có 75 dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,3 tỷ USD tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. V ốn thực hiện trong năm 2012 cũng đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2011. Dự kiến, năm 2013 vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ vào khoảng 1-1,5 tỷ USD (vốn đăng ký) và khoảng 900 triệu USD đến 1 tỷ USD (vốn thực hiện)./.
Để tăng cường thu hút vốn FDI trong năm 2013, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết, trước mắt, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân nhanh vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, Cục cũng cải tiến căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực và theo đối tác; tránh tình trạng xúc tiến đầu tư tràn lan; tăng cường cho các nhà đầu tư đang đầu tư tại Việt Nam hoạt động có hiệu quả; đồng thời, giảm rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành dịch vụ mà Việt Nam đang có nhu cầu. Mặt khác, xây dựng các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế các dự án không khuyến khích đầu tư.
Tính đến ngày 15/12/2012, có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 14.489 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 213,6 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 13,6% tổng vốn đăng ký.
Chỉ tính riêng từ 1/1 đến 15/12/2012, cả nước có 1.100 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 435 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 13,01 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2011. Vốn thực hiện cũng đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% năm 2011. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều nhà đầu tư nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,1 tỷ USD, chiếm 70% tổng vốn đầu tư đăng ký năm 2012.
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Đỗ Nhất Hoàng, thu hút FDI vào Việt Nam năm 2012 tuy có giảm về vốn đăng ký so với năm 2011 những vẫn có nhiều điểm sáng đáng chú ý như: lượng vốn đăng ký thêm của những dự án đã thực hiện tăng tới 58,5% so với năm 2011, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đang làm ăn tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam cũng như triển vọng trong tương lai nên sẵn sàng tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất.
Phần lớn các dự án FDI trong năm 2012 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất (chiếm 70%), phù hợp với định hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Bên cạnh đó, khu vực FDI tăng trưởng tốt về xuất khẩu và nộp ngân sách tăng...
Về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, tính đến 20/12/2012, có 712 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 12,4 tỷ USD tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng năm 2012, có 75 dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,3 tỷ USD tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. V ốn thực hiện trong năm 2012 cũng đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2011. Dự kiến, năm 2013 vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ vào khoảng 1-1,5 tỷ USD (vốn đăng ký) và khoảng 900 triệu USD đến 1 tỷ USD (vốn thực hiện)./.
Thúy Hiền (TTXVN)