Năm 2015, ASEAN sẽ có thể tự chứng nhận xuất xứ khu vực

Theo dự tính của Bộ Công Thương, chương trình tự chứng nhận này sẽ góp phần làm giảm đáng kể các thủ tục hành chính hiện đang được áp dụng.
Năm 2015, ASEAN sẽ có thể tự chứng nhận xuất xứ khu vực ảnh 1Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Hoàng Hải/Vietnam+)

Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại và sự tham gia của Việt Nam” nhằm xây dựng dự thảo quy định hướng dẫn về Chứng nhận Xuất xứ (C/O) cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành và cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức ngày 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo này do Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức.

Quy định này, nếu được ban hành, sẽ tuân thủ với yêu cầu của các Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) về việc duy trì cơ chế tự chứng nhận, cho phép các doanh nghiệp/nhà xuất khẩu có uy tín và hội đả điều kiện tự chứng nhận về xuất xứ hàng hóa thong quan một quy trình (Kê khai Hóa đơn hoặc các chứng từ thương mại khác) thay thế cho Giấy chứng nhận Xuất xứ (Mẫu D) nhằm mục đích tạo thuận lợi hơn cho đầu tư và thương mại giữa các quốc gia đối tác, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và quốc gia thành viên.

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ thông tin và bình luận về dự thảo quy định huống dẫn quy trình thủ tục chứng nhận, đồng thời cho ý kiến về các phương án chính sách nhằm tối đa hóa quyền chủ động và trách nhiệm của doanh nghiệp tự chứng nhận và tăng cường hiệu quả quản lý nhằm tránh gian lận về C/O.

Các chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ cho các đại biểu về Quy định pháp luật và thực tiễn triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Hoa Kỳ và các nước ASEAN.

Theo dự tính của Bộ Công Thương, chương trình tự chứng nhận này sẽ góp phần làm giảm đáng kể các thủ tục hành chính hiện đang được áp dụng đối với quá trình xin cấp C/O, tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực, giảm chi phí kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Nhà nước và doanh nghiệp.

Giới thiệu về dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN, ông Vương Đình Anh, Đại diện Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương cho biết, hệ thống ASEAN sẽ lựa chọn cho phép nhà nhập khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ trên hàng hóa thương mại cho hàng hóa xuất khẩu; trong đó nhà xuất khẩu đủ điều kiện là nhà xuất khẩu được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp phép đủ điều kiện được tự chứng nhận xuất xứ.

Mục tiêu năm 2015, ASEAN sẽ có hệ thống tự chứng nhận xuất xứ chung cho toàn khối.

Ông Vương Đình Anh cũng giới thiệu 2 dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN, cụ thể dự án thí điểm số 1: bắt nguồn từ 3 nước Brunei, Singapore, Malaysia ký Bản ghi nhớ về dự án thí điểm tự chứng số 1 tại Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 30/8/2010 và có hiệu lực vào ngày 1/11/2010. Đến tháng 10/2011, Thái Lan chính thực tham gia dự án thí điểm số 1.

Về dự án thí điểm số 2: ba nước Lào, Philippines, Indonesia đã xây dựng dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 và bắt đầu triển khai từ 1/1 năm nay.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phe duyệt, Việt Nam đã tuyên bố chính thức tham gia dự án thí điểm tự chứng nhận C/O số 2 cùng với 3 nước nói trên và đang chuẩn bị thủ tục trong nước để thực hiện./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục