Năm câu hỏi khó trả lời về bản tóm tắt báo cáo của ông Mueller

Báo cáo của ông Robert Mueller không trả lời nhiều câu hỏi mà người Mỹ vẫn thắc mắc, liên quan đến tư cách đạo đức của tổng thống của họ và cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Năm câu hỏi khó trả lời về bản tóm tắt báo cáo của ông Mueller ảnh 1Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: BBC)

Theo trang mạng usatoday.com, báo cáo của ông Robert Mueller, hoặc những gì được biết đến cho tới nay, đã loại bỏ những kịch bản xấu nhất sắp xảy ra đối với Tổng thống Donald Trump.

Nhưng báo cáo này không trả lời nhiều câu hỏi mà người Mỹ vẫn thắc mắc, liên quan đến tư cách đạo đức của tổng thống của họ và cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Dưới đây là 5 trong số những câu hỏi đó:

1. Nếu không có âm mưu, tại sao Tổng thống Donald Trump lại cố hủy hoại cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller?

Ông Mueller, cựu Giám đốc FBI và là quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp, là một chuyên gia thực thi pháp luật công bằng, không thể vội vã đưa ra các kết luận hoặc quá liều lĩnh. Và có lẽ ông Trump biết rằng ông Mueller sẽ tìm thấy rất ít (nếu có) sự câu kết phạm tội nào. Tuy nhiên, ông Trump liên tục lên án ông Mueller, gọi ông này là kẻ yếu đuối và mô tả cuộc điều tra của ông Mueller là một chiến dịch chống những kẻ bội giáo.

Một lập luận giải thích cho việc này là ông Trump lo ngại ông Mueller sẽ không chỉ dừng ở việc ông ta đã làm là cản trở các lập luận pháp lý, hoặc công tố viên đặc biệt có thể phát hiện hành vi can dự của Nga không liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử.

Một cách giải thích khác rất đơn giản, đó là ông Trump đã cố gắng "làm trọng tài" và làm giảm giá trị trước cả khi có bất cứ phát hiện gây bất lợi nào.

Tất nhiên, không ai thích bị điều tra, đặc biệt nếu nó liên quan đến một đối thủ nước ngoài đã giúp ông đắc cử tổng thống.

Trong mọi trường hợp, Trump đã đi từ việc coi cuộc điều tra chẳng ra gì, như mới đây nhất là hồi tuần trước, đến việc cho phép Mueller hôm 25/3 hành động một cách đáng kính trọng.

2. Nếu không có âm mưu, tại sao nhiều trợ lý của ông Trump lại nói dối trước các công tố viên hoặc các nhà lập pháp?

Sáu trợ lý của Trump đã nhận tội hoặc bị truy tố khi mà một chút trung thực có thể đã cứu họ thoát khỏi nhiều tai họa. Có lẽ cách giải thích tốt nhất ở đây chỉ đơn giản là chiến dịch của ông Trump đã thu hút một loạt những nhân vật "mờ ám," một số xem ra khá ngu ngốc.

Nhiều người có thể đã nói dối đơn giản bởi họ được chọn chủ yếu vì lòng trung thành với ông Trump hơn là năng lực của họ và họ coi việc nói dối để bảo vệ ông Trump là một trách nhiệm chính.

Theo nhiều báo cáo, chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông Trump là một chiến dịch hỗn loạn, có thể đã quá thiếu năng lực để thực hiện một âm mưu tội phạm tinh vi ngay cả khi họ muốn.

3. Tại sao ông Trump không phải ra làm chứng?

Tổng thống và luật sư của ông đã trả lời các câu hỏi bằng văn bản, nhưng ông Trump không bao giờ bị buộc phải ra làm chứng trực tiếp, tuyên thệ trước tòa.

[Sắp công bố báo cáo điều tra việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ]

Câu hỏi liệu một tổng thống đương nhiệm có thể bị yêu cầu ra làm chứng hay không chưa bao giờ được các tòa án đặt ra. Điều này một phần vì các tổng thống trong quá khứ - bao gồm Ulysses Grant, Jimmy Carter và Bill Clinton - đã xóa bỏ sự cần thiết của việc này bằng cách tự nguyện ra làm chứng.

Nhưng ông Trump đã từ chối chơi theo các quy tắc do những người tiền nhiệm đặt ra. Tòa án Tối cao, trong phán quyết năm 1997 về vụ Clinton bị một cựu nhân viên kiện vì hành vi quấy rối tình dục, cho rằng các tổng thống có thể bị gửi trát ra hầu tòa. Sự thiếu vắng lời khai của Trump là một thiếu sót gây tò mò và là một lộ trình khả thi cho các tổng thống tương lai đang hy vọng sẽ né tránh luật pháp.

Cần tìm hiểu thêm lý do Mueller ra quyết định này.

4. Tại sao Bộ trưởng Tư pháp William Barr tự đẩy mình vào rắc rối liên quan đến lập luận pháp lý?

Tháng 6 năm ngoái, ông Barr đã viết một bản ghi nhớ trong đó lập luận rằng cách hành xử của ông Trump đối với Giám đốc FBI bị bãi nhiệm James Comey - yêu cầu ông Comey trở thành một người ủng hộ trung thành và sau đó sa thải người này khi ông ta từ chối - không cấu thành tội cản trở lập luận pháp lý.

Bản ghi nhớ đó, theo một số người chỉ trích là một đơn xin việc không phù hợp cho một vị trí như Bộ trưởng Tư pháp, hiện đang được sử dụng.

Bức thư của Barr tóm tắt báo cáo ông Mueller đã coi thường vụ cản trở này. Có thể hiểu rằng ông Mueller sẽ vượt qua vấn đề cản trở pháp lý, vì nó bộc lộ những phức tạp của Hiến pháp vượt quá phạm vi hoạt động của một công tố viên đặc biệt.

Mặc dù vậy, không rõ lý do tại sao Barr và phó của ông là Rod Rosenstein, bản thân ông này là một diễn viên trong vụ triệt hạ Comey, cảm thấy buộc phải nhanh chóng giải quyết vấn đề cản trở pháp lý theo hướng có lợi cho ông Trump.

5. Tại sao Trump lại quan tâm lo lắng Tổng thống Nga Vladimir Putin?

Năm ngoái, ông Trump đã đứng cạnh nhà lãnh đạo Nga ở Helsinki và nói rằng ông tin Putin thay vì các quan chức thực thi pháp luật của Mỹ.

Ông Trump cũng đã có nhiều cuộc gặp không chính thức với ông Putin. Có lẽ ông Trump chỉ đơn giản là thích những người ủng hộ ông. Hoặc có thể mối quan hệ không thể giải thích của ông với ông Putin có liên quan đến tiền bạc, chẳng hạn như dự án Tháp Trump ở Moscow mà Trump đã theo đuổi từ năm 2016.

Đây không phải là những câu hỏi duy nhất vẫn chưa được giải quyết. Còn có những câu hỏi khác như: Nhóm của ông Mueller đã tiến gần tới việc tìm thấy bằng chứng về sự câu kết tới mức nào? Tại sao người quản lý chiến dịch tranh cử của Trump chia sẻ dữ liệu thăm dò chính trị với một cộng sự người Nga?

Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi còn sót lại này là công khai đầy đủ báo cáo của ông Mueller và để ông Mueller và Barr ra điều trần trước Quốc hội về các quyết định mà họ đã đưa ra trong giai đoạn đó./

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục