Năm thách thức trước công cuộc cải cách mới của Trung Quốc

Nhìn từ góc độ của các nghiên cứu chính sách công, công cuộc cải cách sắp tới của Trung Quốc sẽ đối mặt với 5 thách thức chính.
Năm thách thức trước công cuộc cải cách mới của Trung Quốc ảnh 1Công nhân kiểm tra dây chuyền sản xuất tại Tập đoàn Kỹ thuật hóa dầu Chuanwei ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 20/2/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trang mạng eurasiareview.com đưa tin ngày 5/7/2019, một hội nghị cấp cao về vấn đề cải cách đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) và các thể chế nhà nước đã được tổ chức tại Bắc Kinh.

Với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, quân đội và chính quyền trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nêu rõ 4 ưu tiên cho 3 trụ cột chính quyền trong quá trình hiện đại hóa hệ thống và năng lực quản trị những năm sắp tới.

Trước hết, tất cả những ưu tiên này đều liên quan tới tầm quan trọng và hiệu quả của CCP cũng như các cơ quan nhà nước và cấp thấp hơn, trong việc đối phó với những thách thức chưa từng có tiền lệ cả ở bên trong và bên ngoài.

[BRI của Trung Quốc - vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với Mỹ?]

Xét về tổng thể, Trung Quốc là một nước lớn và đang đối mặt với rất nhiều chênh lệch trong quá trình phát triển kinh tế nội địa. Cùng nguy cơ chiến tranh thương mại, môi trường bên ngoài cũng đã không còn như trước.

Cùng với đó, các thách thức bên trong và bên ngoài ngày càng có sự liên quan, đặt ra nhiều khó khăn cho công tác cải cách của Bắc Kinh.

Tháng Một vừa qua, Hội nghị Cải cách Trung ương đã chỉ ra rằng việc tái xây dựng cơ cấu tổ chức và điều chỉnh chức năng của các thể chế chỉ có thể hóa giải những vấn đề bề nổi đang cản trở cải cách, trong khi những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của Đảng, cũng như của các thể chế chính quyền vẫn chưa được giới chức trung ương giải quyết.

Nhìn từ góc độ của các nghiên cứu chính sách công, công cuộc cải cách sắp tới của Trung Quốc sẽ đối mặt với 5 thách thức chính.

Trước hết đó là cách Trung Quốc thúc đẩy các cải cách sâu rộng hơn việc tái cơ cấu tổ chức của CPC và chính quyền trung ương.

Điều này đòi hỏi việc chuyển đổi nền kinh tế định hướng xuất khẩu sau nền kinh tế định hướng tiêu dùng nhằm giúp đất nước chống đỡ qua giai đoạn tăng trưởng trì trệ cũng như những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại với Mỹ.

Tiến trình cải cách hiện tại không phù hợp để giúp Trung Quốc đảm bảo lợi thế trong cuộc cạnh tranh toàn cầu nhằm thu hút nguồn vốn từ nước ngoài.

Lợi thế này chỉ có thể đảm bảo nếu Bắc Kinh dấn bước tiến tới thể chế hóa các nguyên tắc luật pháp và đảm bảo rằng họ thực sự bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm kiếm cơ hội làm ăn tại đây.

Xét cho cùng, các cải cách kinh tế mới của Trung Quốc cần phải tập trung vào tự do hóa thị trường, thúc đẩy cải cách định hướng thị trường cho nền kinh tế và tăng cường việc xây dựng nguyên tắc trong đảng, cũng như trong chính quyền trung ương.

Thách thức thứ hai của quốc gia này là làm thế nào để thúc đẩy sự quan tâm và hào hứng của xã hội Trung Quốc cũng như các chính quyền địa phương đối với mục tiêu cải cách từ chung đến riêng, cũng như gặt hái được những kinh nghiệm quý báu từ sự tham gia của các đối tượng này.

Một trong những nhân tố thành công trong quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc 4 thập kỷ qua là sự tham gia của toàn bộ xã hội và các chính quyền địa phương vì mục tiêu lịch sử này.

Tuy nhiên, những cải cách vẫn còn hiệu lực hiện đang chệch khỏi mục tiêu ban đầu, bởi Đảng và chính quyền trung ương dù vẫn nắm vai trò lãnh đạo song xã hội và các chính quyền địa phương lại trở thành những lực lượng triển khai thụ động (đặc biệt là thiếu các cơ chế khích lệ hiệu quả).

Nói cách khác, sự tham gia của chính quyền địa phương ở mọi cấp độ là tương đối hạn chế trong khi cả xã hội gần như không tham gia các mục tiêu cải cách ấy.

Với những hạn chế như vậy, giới chức cần tiến hành một loạt biện pháp để thúc đẩy lợi ích và sự quan tâm của cả xã hội cũng như các chính quyền địa phương.

Thách thức thứ ba là câu hỏi về tốc độ Trung Quốc có thể thực hiện các cải cách định hướng thị trường nhằm đáp trả các thách thức từ cả bên trong và bên ngoài mà họ đang phải đối mặt.

Với những kinh nghiệm có được từ năm 1978, cải cách định hướng thị trường vẫn là động lực chính cho cải cách và mở cửa của Trung Quốc.

Những cải cách ấy đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống cho nhiều bộ phận nhân dân.

Đây cũng là 2 mục tiêu chính mà CPC và chính quyền trung ương Trung Quốc xác định, trở thành hiện thực lịch sử và minh chứng cho thành công của quá trình cải cách và mở cửa.

Ngoài những thực tế trên, các cải cách định hướng thị trường cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung Quốc.

Khi quá trình cải cách định hướng thị trường, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khá nhanh trong khi những mâu thuẫn nội bộ xã hội giảm đi đáng kể.

Trái lại, khi các cải cách này trì trệ, tăng trưởng kinh tế thường sẽ bước vào một giai đoạn chứng kiến các mâu thuẫn xã hội dâng cao, khiến cải cách tổng thể gặp nhiều trở ngại ngay từ bước đầu.

Vì vậy, có lẽ cũng không quá khi cho rằng tốc độ cải cách định hướng thị trường sẽ quyết định “số phận” cải cách tổng thể tại quốc gia này.

Thách thức thứ tư là việc liệu giới lãnh đạo trung ương Trung Quốc có đủ quyết tâm chính trị để ban hành các cải cách thể chế tiềm ẩn những rủi ro và đủ khả năng để chống đỡ những ảnh hưởng, nếu có, trong tương lai hay không.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các cải cách thể chế thường dẫn tới “mâu thuẫn” kinh tế.

Tại Trung Quốc ngày nay, những mâu thuẫn này phần nào đã phai nhạt bởi các cải cách từ năm 1978 về cơ bản đã không còn được áp dụng, và còn lại chỉ là những cải cách cấp cao vốn không dễ dàng ngay từ khi được thực hiện.

Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế và mở cửa ra bên ngoài trong 3 thập kỷ qua, cơ cấu kinh tế và xã hội của Trung Quốc đang thay đổi và những thay đổi này đòi hỏi những cải cách mới để đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tới một làn sóng tăng trưởng mới.

Xét cho cùng, việc xây dựng bài toán cải cách mới chắc chắn sẽ là phép thử đối với quyết tâm của giới lãnh đạo trung ương cũng như khả năng chống đỡ những ảnh hưởng chưa từng có tiền lệ từ các cải cách này.

Thách thức cuối cùng mà Trung Quốc cần phải nhận thức được chính là những gì họ có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các nước phát triển trong việc chuẩn bị và ứng phó với công cuộc cải cách mới.

Với môi trường bên ngoài ngày càng nhiều thách thức như hiện nay, một thực tế đang đe dọa toàn cầu hóa nói chung, Trung Quốc càng cần nhanh chóng kết nối mục tiêu cải cách nội địa với bối cảnh kinh tế toàn cầu (nơi họ là một nhân tố then chốt).

Trung Quốc cần phải nhận thức được những vấn đề đa chiều của sự phát triển kinh tế và học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển để tìm ra cách giải quyết, nếu không những thách thức này sẽ tiếp tục cản trở mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển mà họ đang nhắm tới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục