Nạn "chặt chém" du khách: Con sâu là có, nhưng...

Lâu nay, trong mắt nhiều du khách, các bãi biển phía Bắc như Sầm Sơn, Cát Bà... là nỗi ám ảnh về vấn nạn chặt chém, lừa đảo... mỗi khi vào mùa du lịch.

Nhưng liệu thực tế có đáng lo ngại như trong ký ức buồn của nhiều người? Ghi nhận của phóng viên Vietnam+ cho thấy, "con sâu" là có, nhưng không thể phủ nhận những địa phương này đã và đang nỗ lực hết mình để giành lại thiện cảm của du khách.
Lâu nay, trong mắt nhiều du khách, các bãi biển phía Bắc như Sầm Sơn, Cát Bà... là nỗi ám ảnh về vấn nạn chặt chém, lộn xộn... mỗi khi vào mùa du lịch.
Nhưng liệu thực tế có đáng lo ngại như trong ký ức buồn của nhiều người? Ghi nhận của phóng viên Vietnam+ cho thấy, "con sâu" là có, nhưng không thể phủ nhận những địa phương này đã và đang nỗ lực hết mình để giành lại thiện cảm của du khách. Giá kiểu “dây chun” Gần cuối tháng Bảy, với tâm thế phòng bị, chúng tôi đã cảnh giác cao độ khi đặt chân đến đảo Cát Bà ngày Chủ nhật. Đặt phòng vào cuối tuần ở đây là cả vấn đề, vì giá sẽ cao hơn khoảng 300% so với ngày thường, thậm chí nếu chậm chân bạn có thể phải ngủ “khách sạn ngàn sao.” Thu, nhân viên khách sạn Sea View cho hay: Nếu đi vào cuối tuần [tức thứ Sáu, thứ Bảy-PV] vì tàu phà vừa đông đúc, giá phòng vừa cao. Giá phòng khách sạn ngày Chủ nhật chỉ 400.000 đồng/phòng hai giường, trong khi cũng phòng đó cuối tuần lại là 1,2 triệu đồng! "Thậm chí, có thời điểm khách đến không thuê được chỗ ở phải ngủ luôn ngoài biển, như dịp hè 2012," Đặng Lan Anh- nhân viên Trung tâm hướng dẫn và Phát triển du lịch, nói. Mặc dù để ngăn chặn tình hình giá phòng leo thang, ngay từ đầu mùa du lịch 2013, huyện Cát Hải đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn đăng ký niêm yết giá, song họ vẫn có thể “lách luật” bằng cách đưa ra mức giá kiểu “dây chun.” Tức là một doanh nghiệp đăng ký bán từ 300.000-900.000 đồng/phòng, nhưng nếu “cầu” vượt “cung,” khách thường phải thỏa thuận rồi gật đầu chấp nhận giá cao. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Cát Bà hiện mới có khoảng hơn 160 cơ sở lưu trú với trên 3.000 phòng nghỉ các loại, 50 nhà hàng trong đó có 10 nhà hàng nổi. Con số này chỉ đáp ứng được nhu cầu cho khoảng 10.000 đến 12.000 khách/ngày. Vì thế, dịp cao điểm cuối tuần phải đón trên 20.000 du khách, Cát Bà rất dễ xảy ra tình trạng quá tải. Và đương nhiên, giá phòng và các dịch vụ đi kèm theo đó khó mà kiểm soát... Tuy nhiên, nếu không rơi vào dịp cuối tuần và có kế hoạch từ sớm, du khách vẫn có thể dễ dàng lựa chọn được cho mình những dịch vụ giá "mềm". Cụ thể nếu lịch trình từ thứ Hai tới thứ Năm, giá cho một phòng nghỉ đẹp, hai giường to, điều hòa chạy cả ngày, có thang máy... chỉ khoảng 300.000-400.000 đồng. Thậm chí, nếu chọn ở khu nhà dân hoặc dãy nhà nghỉ trên đường Núi Ngọc ngay trên đồi, quay lưng lại phía đường ven biển giá còn rẻ nữa, chỉ 250.000-300.000 đồng/phòng/đêm...
Nạn "chặt chém" du khách: Con sâu là có, nhưng... ảnh 1

Bảng giá niêm yết của Nhà hàng Trang Nhung trên đảo Cát Bà - Ảnh: Quỳnh Trang/Vietnam+
Bên cạnh nỗi lo về chỗ ở, du khách cũng phải đối mặt với tình trạng "đau đầu' vì dịch vụ ăn uống. Vào những ngày cao điểm, nhiều nhà hàng bán giá cao hơn thực đơn niêm yết (thường tập trung ở các cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ). Ví dụ như, tôm giá 450.000-500.000 đồng nếu được “gắn mác” loại to, tươi hơn thì chủ hàng ra giá 600.000 đồng/kg hay ghẹ từ 450.000 đồng lên 500.000 đồng/kg... là chuyện bình thường. Tuy nhiên, rau muống xào tỏi thì chỉ có giá khoảng 35.000 đồng/đĩa (chứ không phải 150.000 đồng như thông tin trên một số bài báo đã đưa hồi đầu tháng Sáu vừa qua), canh ngao chua 60.000 đồng/tô lớn, cá thu sốt 100.000 đồng/khúc. Dịch vụ khác như thuê xe đạp đôi 30.000 đồng/giờ, xe máy nửa ngày thuê 70.000 đồng chưa tính xăng... Thế nhưng, nhận xét về mức giá này, chị Đỗ Hiền, 28 tuổi đến từ Hà Nội cho rằng “đắt đỏ nhưng người bán không ‘chặt chém,’ lừa đảo người mua nên tạm chấp nhận vì họ bán ở điểm du lịch.”
Và “làn gió mới” đổi chiều... Một khu du lịch biển khác tại miền Bắc cũng vốn là địa danh "tai tiếng" về nạn chặt chém. Biển Sầm Sơn từng có thời gian dài là nỗi kinh hoàng về đủ mọi thủ đoạn móc túi khách với lối làm ăn chộp giật của các hộ kinh doanh. Và trong ký ức của rất nhiều người từng đến đây, Sầm Sơn đã trở thành một “vết nhơ” khó phai mờ. Nhưng nay, câu chuyện buồn đó có lẽ đang lui dần về quá khứ. Khác hẳn mọi năm, đến với Sầm Sơn năm nay, có thể cảm nhận rõ rệt về sự thay đổi trong cung cách làm du lịch của chính quyền và người dân nơi đây. Để quản lý được chặt chẽ và thực sự hiệu quả, thị xã Sầm Sơn đã thiết lập đường dây nóng do đích thân Chủ tịch UBND trả lời, ngoài ra còn niêm yết số điện thoại của các đơn vị liên quan như công an, quản lý thị trường…
Nạn "chặt chém" du khách: Con sâu là có, nhưng... ảnh 2

Bảng số điện thoại đường dây nóng (nhỏ, bên trái) treo ngay trong quán ăn - Ảnh: Quỳnh Trang/Vietnam+

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sầm Sơn Lưu Hùng Sơn cho biết khi bị phát hiện, các trường hợp vi phạm đều đã bị xử lý rất nghiêm minh. Như kiot số 7, thu tiền gửi xe máy ban ngày của khách 10.000 đồng trong khi giá quy định là 4.000 đồng hay có bãi xe thu vé của khách là 20.000 đồng/ô tô trong khi quy định là 16.000 đồng đều đã bị phạt 20 triệu. Quán cà-phê ca nhạc lấy giá dịch vụ của khách chênh lệch hơn 100.000 đồng đã bị phạt hành chính 7 triệu đồng và yêu cầu dỡ quán.” Chị Dung (Hà Nội), một du khách vừa đi Sầm Sơn về cho biết: “Mọi thứ khác lắm rồi, không còn lộn xộn như trước. Các hộ dân buôn bán mà ‘chặt chém’ là sẽ bị thanh tra đến lập biên bản tước giấy phép và phạt tiền ngay. Nói chung mùa hè năm nay đến Sầm Sơn tôi thấy tình hình rất mới mẻ.” Đúng như chị Dung nói, trở lại Sầm Sơn dù hạ tầng cơ sở không có nhiều thay đổi so với chục năm trước. Cả thị xã có 330 cơ sở kinh doanh du lịch, gần 9.000 phòng nghỉ, trong đó 03 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 1 resort tiêu chuẩn 4 sao, nhưng về cơ bản là các ki-ốt đã được quy hoạch gọn gàng, không còn tình trạng tùy tiện lạm dụng bãi biển làm mặt tiền buôn bán. Nhiều chủ hàng có thái độ nhiệt tình hơn chứ không ngổ ngáo, nạt nộ khách như trước. Có thể thấy, sau một thời gian quá dài gây tai tiếng và bị cộng đồng kêu gọi tẩy chay, các cấp quản lý tỉnh Thanh Hóa đã “thức tỉnh” và đưa ra những hành động quyết liệt với mong muốn “cứu” lấy du lịch địa phương. Nhưng chặng đường lấy lại hình ảnh của các điểm đến này liệu có bền? Chính quyền, người dân đất Cảng và kinh đô Việt cổ Thanh Hóa sẽ phải làm gì để lấy lại niềm tin với du khách thập phương? Bài 2: "Du lịch biển phía Bắc: Tìm lại niềm tin đánh mất!"
Nhóm PV (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục