200 đại biểu đến từ 18 tỉnh, thành phía Bắc đã tham dự Hội thảo "Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã," tổ chức ngày 1/12, tại tỉnh Ninh Bình.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu cho biết đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có số vốn đầu tư gần 26.000 tỷ đồng, là cơ hội thuận lợi để bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, xã hội chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Thứ trưởng Văn Tất Thu nói: "Triển khai đề án này, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho khoảng 1,2 triệu lượt cán bộ, công chức xã để đội ngũ này thực sự là cầu nối, gắn kết giữa chính quyền với quần chúng nhân dân."
Hầu hết các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều thống nhất nhận định, xã là đơn vị hành chính Nhà nước ở nông thôn trong hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước 4 cấp. Đây là nơi trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại địa bàn gắn với sản xuất nông nghiệp. Việc thực hiện có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực, phẩm chất của lực lượng cán bộ, công chức xã. Đội ngũ này vừa là đối tượng đào tạo của dự án, vừa là người tạo điều kiện, thiết kế thị trường để tăng nhu cầu sử dụng lao động nông thôn.
Theo thạc sỹ Nguyễn Văn Côi, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã là một trong những khâu quan trọng của công tác cán bộ. Việc đưa tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương giảm từ 50,87% năm 2005 xuống còn 19,86% năm 2010 có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở. Hiện nay, trong tổng số hơn 2.200 cán bộ, công chức xã của tỉnh đã có trên 50% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, gần 60% đạt trình độ quy định về chuyên môn, nghiệp vụ.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Hiệu trưởng trường Trung cấp dạy nghề tỉnh Lào Cai cho rằng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, giúp học viên tiếp cận những kiến thức cơ bản về ngành nghề, qua đó áp dụng vào thực tế để phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tế ở địa phương cho thấy, đối tượng học nghề chủ yếu là chủ hộ gia đình, trình độ văn hóa không đồng đều. Do vậy cần phải có phương thức đào tạo, kết hợp lý thuyết với thực hành, gắn liền với các mô hình sản xuất.
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh Vũ Minh Thiết khẳng định, Quyết định 1956 ra ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ sau 2 năm thực hiện đã tạo bước chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã.
Ông Thiết cũng kiến nghị: Bộ Nội vụ nên xây dựng bộ khung hoàn chỉnh cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng mở, hoặc theo môđun, đảm bảo mục tiêu chung là 70% phần kiến thức cơ bản, 30% còn lại dành cho các địa phương thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa lý./.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu cho biết đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có số vốn đầu tư gần 26.000 tỷ đồng, là cơ hội thuận lợi để bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, xã hội chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Thứ trưởng Văn Tất Thu nói: "Triển khai đề án này, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho khoảng 1,2 triệu lượt cán bộ, công chức xã để đội ngũ này thực sự là cầu nối, gắn kết giữa chính quyền với quần chúng nhân dân."
Hầu hết các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều thống nhất nhận định, xã là đơn vị hành chính Nhà nước ở nông thôn trong hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước 4 cấp. Đây là nơi trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại địa bàn gắn với sản xuất nông nghiệp. Việc thực hiện có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực, phẩm chất của lực lượng cán bộ, công chức xã. Đội ngũ này vừa là đối tượng đào tạo của dự án, vừa là người tạo điều kiện, thiết kế thị trường để tăng nhu cầu sử dụng lao động nông thôn.
Theo thạc sỹ Nguyễn Văn Côi, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã là một trong những khâu quan trọng của công tác cán bộ. Việc đưa tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương giảm từ 50,87% năm 2005 xuống còn 19,86% năm 2010 có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở. Hiện nay, trong tổng số hơn 2.200 cán bộ, công chức xã của tỉnh đã có trên 50% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, gần 60% đạt trình độ quy định về chuyên môn, nghiệp vụ.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Hiệu trưởng trường Trung cấp dạy nghề tỉnh Lào Cai cho rằng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, giúp học viên tiếp cận những kiến thức cơ bản về ngành nghề, qua đó áp dụng vào thực tế để phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tế ở địa phương cho thấy, đối tượng học nghề chủ yếu là chủ hộ gia đình, trình độ văn hóa không đồng đều. Do vậy cần phải có phương thức đào tạo, kết hợp lý thuyết với thực hành, gắn liền với các mô hình sản xuất.
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh Vũ Minh Thiết khẳng định, Quyết định 1956 ra ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ sau 2 năm thực hiện đã tạo bước chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã.
Ông Thiết cũng kiến nghị: Bộ Nội vụ nên xây dựng bộ khung hoàn chỉnh cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng mở, hoặc theo môđun, đảm bảo mục tiêu chung là 70% phần kiến thức cơ bản, 30% còn lại dành cho các địa phương thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa lý./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)