Ngày 27/10, tại Hà Nội, phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về thương mại và đầu tư ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng hội nghị sẽ tiếp tục là cơ hội quý báu để thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, đầu tư trong cộng đồng ASEAN cũng như với các nước đối tác.
Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà xây dựng chính sách, các học giả đến từ các nước ASEAN và các nước đối tác của ASEAN đã đến dự hội nghị.
Nêu rõ sau hơn 4 thập kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã trở thành một thực thể chính trị-kinh tế gắn kết, một tổ chức khu vực thành công và phát triển năng động, có vai trò quan trọng ở khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức quốc tế lớn trên thế giới, Thủ tướng cho rằng sự trưởng thành của ASEAN có sự đóng góp quan trọng từ kết quả hình thành các khuôn khổ liên kết kinh tế ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN - một trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN.
Những cam kết hội nhập, các chương trình hợp tác kinh tế cốt lõi của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang từng bước đi vào cuộc sống. Một thị trường chung, một không gian kinh tế thống nhất đang hình thành dựa trên sự hài hòa cao về các quy tắc thương mại quốc gia và khả năng điều phối chính sách vĩ mô giữa các thành viên ASEAN.
Quá trình này cùng với mạng lưới các khu vực mậu dịch tự do ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand sẽ tạo ra sự năng động của các chủ thể sản xuất và quá trình lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và tự do hơn về lao động và vốn trong nền kinh tế khu vực.
Các chương trình, kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN, trong đó có kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN mà các lãnh đạo sẽ thông qua dịp này sẽ tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư ở khu vực phát triển.
Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhờ phát huy hiệu quả từ quy mô để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và xác lập mức giá cả hợp lý.
Người tiêu dùng ASEAN và Đông Á sẽ có những lựa chọn hiệu quả hơn về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Điều mong đợi hơn cả là quá trình này sẽ tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN và Đông Á, thúc đẩy phân công lao động khu vực, làm tăng năng lực cạnh tranh của khu vực với thế giới, tạo thêm công ăn việc làm, từ đó góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm khoảng cách phát triển và thúc đẩy ổn định xã hội.
Thủ tướng cũng cho rằng việc tạo dựng khuôn khổ thể chế nhằm hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và mạng lưới các khu vực mậu dịch tự do ASEAN+1 như trên mới là những bước đi đầu tiên. Các nỗ lực này có chuyển thành những thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển chung mạnh mẽ hơn của cả khu vực hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự năng động của Cộng đồng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa những thuận lợi từ các chương trình chính sách mà Chính phủ các quốc gia ASEAN đã tạo ra để tăng cường liên kết, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đầu tư, kẻ cả cơ chế hợp tác công tư (PPP).
Giới thiệu một số nét chính về phát triển kinh tế-thương mại của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các đại biểu tham dự hội nghị tích cực thảo luận về những thách thức chung và đối sách để cùng tiến bước trên con đường xây dựng một cộng đồng ASEAN liên kết chặt chẽ và ngày càng vững mạnh.
Thủ tướng cũng kêu gọi và khẳng định tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, trước hết là các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các nước ASEAN đến đầu tư, phát triển thương mại cùng có lợi, cùng phát triển với Việt Nam.
Hội nghị thượng đỉnh về kinh doanh và đầu tư ASEAN (ASEAN-BIS) năm 2010, do Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham dự của ngài Surin Pitsuwan - Tổng thư ký ASEAN, lãnh đạo một số bộ, ngành và doanh nghiệp của Việt Nam, các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối thoại.
Hội nghị này được Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN tổ chức hàng năm, liền kề với Hội nghị thượng đỉnh. Hội nghị là nơi gặp gỡ của các tổ chức khu vực công và tư, các đại diện của Chính phủ và ngành công nghiệp trong và ngoài khu vực ASEAN, đồng thời ASEAN BIS còn là nơi đối thoại và kết nối và cũng là địa điểm để thúc đẩy công nghiệp và kinh doanh trong khu vực.
ASEAN BIS 2010 với chủ đề “Hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động" sẽ là điểm hẹn để các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu thêm về những xu hướng phát triển chủ đạo của thế giới và khu vực liên quan đến doanh nghiệp, thông qua các buổi đối thoại trực tiếp với các quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp đến từ các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các quốc gia đối tác. Đây là cơ hội tốt cho các thành viên gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đầu tư trong và ngoài khối ASEAN./.
Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà xây dựng chính sách, các học giả đến từ các nước ASEAN và các nước đối tác của ASEAN đã đến dự hội nghị.
Nêu rõ sau hơn 4 thập kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã trở thành một thực thể chính trị-kinh tế gắn kết, một tổ chức khu vực thành công và phát triển năng động, có vai trò quan trọng ở khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức quốc tế lớn trên thế giới, Thủ tướng cho rằng sự trưởng thành của ASEAN có sự đóng góp quan trọng từ kết quả hình thành các khuôn khổ liên kết kinh tế ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN - một trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN.
Những cam kết hội nhập, các chương trình hợp tác kinh tế cốt lõi của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang từng bước đi vào cuộc sống. Một thị trường chung, một không gian kinh tế thống nhất đang hình thành dựa trên sự hài hòa cao về các quy tắc thương mại quốc gia và khả năng điều phối chính sách vĩ mô giữa các thành viên ASEAN.
Quá trình này cùng với mạng lưới các khu vực mậu dịch tự do ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand sẽ tạo ra sự năng động của các chủ thể sản xuất và quá trình lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và tự do hơn về lao động và vốn trong nền kinh tế khu vực.
Các chương trình, kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN, trong đó có kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN mà các lãnh đạo sẽ thông qua dịp này sẽ tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư ở khu vực phát triển.
Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhờ phát huy hiệu quả từ quy mô để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và xác lập mức giá cả hợp lý.
Người tiêu dùng ASEAN và Đông Á sẽ có những lựa chọn hiệu quả hơn về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Điều mong đợi hơn cả là quá trình này sẽ tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN và Đông Á, thúc đẩy phân công lao động khu vực, làm tăng năng lực cạnh tranh của khu vực với thế giới, tạo thêm công ăn việc làm, từ đó góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm khoảng cách phát triển và thúc đẩy ổn định xã hội.
Thủ tướng cũng cho rằng việc tạo dựng khuôn khổ thể chế nhằm hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và mạng lưới các khu vực mậu dịch tự do ASEAN+1 như trên mới là những bước đi đầu tiên. Các nỗ lực này có chuyển thành những thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển chung mạnh mẽ hơn của cả khu vực hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự năng động của Cộng đồng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa những thuận lợi từ các chương trình chính sách mà Chính phủ các quốc gia ASEAN đã tạo ra để tăng cường liên kết, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đầu tư, kẻ cả cơ chế hợp tác công tư (PPP).
Giới thiệu một số nét chính về phát triển kinh tế-thương mại của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các đại biểu tham dự hội nghị tích cực thảo luận về những thách thức chung và đối sách để cùng tiến bước trên con đường xây dựng một cộng đồng ASEAN liên kết chặt chẽ và ngày càng vững mạnh.
Thủ tướng cũng kêu gọi và khẳng định tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, trước hết là các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các nước ASEAN đến đầu tư, phát triển thương mại cùng có lợi, cùng phát triển với Việt Nam.
Hội nghị thượng đỉnh về kinh doanh và đầu tư ASEAN (ASEAN-BIS) năm 2010, do Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham dự của ngài Surin Pitsuwan - Tổng thư ký ASEAN, lãnh đạo một số bộ, ngành và doanh nghiệp của Việt Nam, các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối thoại.
Hội nghị này được Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN tổ chức hàng năm, liền kề với Hội nghị thượng đỉnh. Hội nghị là nơi gặp gỡ của các tổ chức khu vực công và tư, các đại diện của Chính phủ và ngành công nghiệp trong và ngoài khu vực ASEAN, đồng thời ASEAN BIS còn là nơi đối thoại và kết nối và cũng là địa điểm để thúc đẩy công nghiệp và kinh doanh trong khu vực.
ASEAN BIS 2010 với chủ đề “Hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động" sẽ là điểm hẹn để các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu thêm về những xu hướng phát triển chủ đạo của thế giới và khu vực liên quan đến doanh nghiệp, thông qua các buổi đối thoại trực tiếp với các quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp đến từ các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các quốc gia đối tác. Đây là cơ hội tốt cho các thành viên gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đầu tư trong và ngoài khối ASEAN./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)