Để tạo môi trường tác nghiệp an toàn cho các nhà báo cần tăng cường hơn nữa các kỹ năng tác nghiệp, hỗ trợ, bảo vệ nhau trước các hành vi cản trở báo chí; nâng cao hơn nữa vai trò của Hội Nhà báo các cấp, của các cơ quan quản lý báo chí ở Trung ương, địa phương; phổ biến, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, của Luật báo chí trong đời sống xã hội; xử lý nghiêm những hành vi cản trở báo chí hoạt động đúng pháp luật.
Đây là những khuyến nghị các đại biểu đến từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan quản lý báo chí tại địa phương, các nhà báo và các cơ quan chức năng tại Hội thảo “Tạo dựng môi trường tác nghiệp an toàn cho nhà báo,” ngày 10/2, ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Nằm trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu-truyền thông các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp,” hội thảo đã đem đến cho các nhà báo, các cơ quan quản lý báo chí và các cơ quan chức năng những thông tin bổ ích liên quan đến hoạt động quản lý báo chí, tác nghiệp của nhà báo tại cơ sở; những vấn đề thường gặp và những vấn đề đặt ra để hoạt động báo chí một cách hiệu quả, an toàn.
Tại hội thảo, tham luận, phát biểu của các đại biểu khẳng định, với vai trò là công cụ của Đảng, Nhà nước, tiếng nói của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân, lực lượng báo chí đã bám sát các sự kiện diễn ra trong xã hội, phản ánh đa chiều những vấn đề nảy sinh trong thực tế đời sống xã hội. Sự tham gia của báo chí vừa là thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người dân theo Hiến pháp, vừa giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước. Chính vì đánh giá cao vai trò của báo chí nên từ năm 1989, Quốc hội đã ban hành Luật báo chí, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các phóng viên, nhà báo hoạt động.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các sự việc, hiện tượng diễn ra trong quá trình phát triển, do bị đụng chạm đến lợi ích, do nhà báo bị tác động hoặc do thiếu hiểu biết, nên hiện tượng cản trở nhà báo hành nghề vẫn diễn ra, có trường hợp là rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội. Các hành vi cản trở báo chí rất đa dạng: né tránh cung cấp thông tin; gây khó dễ cho nhà báo tác nghiệp; thu giữ phương tiện tác nghiệp; phá hoại, tiêu hủy phương tiện tác nghiệp; đe dọa nhà báo; bôi nhọ, vu khống nhà báo… Tuy nhiên, kết quả xử lý các hành vi cản trở nhà báo còn hạn chế./.
Đây là những khuyến nghị các đại biểu đến từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan quản lý báo chí tại địa phương, các nhà báo và các cơ quan chức năng tại Hội thảo “Tạo dựng môi trường tác nghiệp an toàn cho nhà báo,” ngày 10/2, ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Nằm trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu-truyền thông các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp,” hội thảo đã đem đến cho các nhà báo, các cơ quan quản lý báo chí và các cơ quan chức năng những thông tin bổ ích liên quan đến hoạt động quản lý báo chí, tác nghiệp của nhà báo tại cơ sở; những vấn đề thường gặp và những vấn đề đặt ra để hoạt động báo chí một cách hiệu quả, an toàn.
Tại hội thảo, tham luận, phát biểu của các đại biểu khẳng định, với vai trò là công cụ của Đảng, Nhà nước, tiếng nói của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân, lực lượng báo chí đã bám sát các sự kiện diễn ra trong xã hội, phản ánh đa chiều những vấn đề nảy sinh trong thực tế đời sống xã hội. Sự tham gia của báo chí vừa là thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người dân theo Hiến pháp, vừa giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước. Chính vì đánh giá cao vai trò của báo chí nên từ năm 1989, Quốc hội đã ban hành Luật báo chí, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các phóng viên, nhà báo hoạt động.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các sự việc, hiện tượng diễn ra trong quá trình phát triển, do bị đụng chạm đến lợi ích, do nhà báo bị tác động hoặc do thiếu hiểu biết, nên hiện tượng cản trở nhà báo hành nghề vẫn diễn ra, có trường hợp là rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội. Các hành vi cản trở báo chí rất đa dạng: né tránh cung cấp thông tin; gây khó dễ cho nhà báo tác nghiệp; thu giữ phương tiện tác nghiệp; phá hoại, tiêu hủy phương tiện tác nghiệp; đe dọa nhà báo; bôi nhọ, vu khống nhà báo… Tuy nhiên, kết quả xử lý các hành vi cản trở nhà báo còn hạn chế./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN/Vietnam+)