Sáng 3/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2012 và tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn giao thông Tết Quý Tỵ năm 2013.
Báo cáo tổng kết Năm An toàn giao thông 2012 do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trình bày cho thấy trong Năm An toàn giao thông 2012, Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nhiều nội dung mới và đột phá trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tình hình trật tự an toàn giao thông bước đầu được thiết lập lại, vượt mục tiêu giảm tai nạn, ùn tắc giao thông trong năm 2012 mà Quốc hội đã đề ra.
Tai nạn giao thông có chuyển biến tích cực, giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Toàn quốc xảy ra trên 36.400 vụ tai nạn, làm chết 9.849 người, bị thương hơn 38.000 người.
So với cùng kỳ năm 2011 giảm 7.490 vụ (17,06 %); giảm 1. 647 người chết (14,33 %); giảm hơn 9.500 người bị thương (20,02%). Có 4 tỉnh giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên 30% là: Kiên Giang; Vĩnh Phúc; Cần Thơ; Hà Tĩnh. 24 tỉnh, thành phố giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, trong đó số người chết vì tai nạn giao thông giảm từ 15% đến dưới 30%. 40 tỉnh, thành phố giảm trên 10% số người chết vì tai nạn giao thông. Chỉ có 2 tỉnh là Bắc Kạn và Đồng Nai có số người chết vì tai nạn giao thông tăng.
Tuy nhiên, các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng so với cùng kỳ 2011 thì giảm nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, số người chết và số người bị thương vẫn còn ở mức cao. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông như: uống rượu bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành thậm chí chống người thi hành công vụ vẫn còn diễn ra phổ biến.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các thành viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nhiều nội dung mới và đột phá trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Lần đầu tiên sau 10 năm, kể từ năm 2001, số người chết vì tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000 người. Năm an toàn giao thông đã thành công bước đầu, được nhiều cơ quan truyền thông lớn bình chọn là sự kiện quan trọng của năm.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra trong Năm an toàn giao thông 2013 là nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, tính gương mẫu của người thực thi công vụ trên lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, cải thiện ùn tắc gia thông ở các đô thị lớn với mục tiêu giảm 5-10% số vụ tai nạn, số người chết và bị thương. Một số tỉnh, thành có điều kiện phải giảm sâu hơn nữa các chỉ tiêu này. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
Nhấn mạnh đến một số giải pháp tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương, các đơn vị trực thuộc tổ chức mở các đợt cao điểm tuần tra, tổ chức cưỡng chế theo chuyên đề để tăng tính răn đe, ngăn chặn; xây dựng Nghị định của của Chính phủ quy định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ; ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ qua tài khoản ngân hàng; phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi thông tư số 124/2011/TT-BTC về hướng dẫn lệ phí trước bạ và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc sang tên đổi chủ giải quyết tình trạng không chuyển sở hữu phương tiện.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an xây dựng hệ thống văn bản có liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; phấn đấu năm học 2014-201 5 đưa việc giảng dạy an toàn giao thông vào chương trình giảng dạy chính khóa ở các cấp học; Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an xây dựng Thông tư liên tịch quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường và nâng cao hiệu quả các chương trình tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông, thường xuyên phát các thông điệp về an toàn giao thông.
Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của người thực thi công vụ trên lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, Năm An toàn giao thông 2013 có chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông.”/.
Báo cáo tổng kết Năm An toàn giao thông 2012 do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trình bày cho thấy trong Năm An toàn giao thông 2012, Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nhiều nội dung mới và đột phá trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tình hình trật tự an toàn giao thông bước đầu được thiết lập lại, vượt mục tiêu giảm tai nạn, ùn tắc giao thông trong năm 2012 mà Quốc hội đã đề ra.
Tai nạn giao thông có chuyển biến tích cực, giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Toàn quốc xảy ra trên 36.400 vụ tai nạn, làm chết 9.849 người, bị thương hơn 38.000 người.
So với cùng kỳ năm 2011 giảm 7.490 vụ (17,06 %); giảm 1. 647 người chết (14,33 %); giảm hơn 9.500 người bị thương (20,02%). Có 4 tỉnh giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên 30% là: Kiên Giang; Vĩnh Phúc; Cần Thơ; Hà Tĩnh. 24 tỉnh, thành phố giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, trong đó số người chết vì tai nạn giao thông giảm từ 15% đến dưới 30%. 40 tỉnh, thành phố giảm trên 10% số người chết vì tai nạn giao thông. Chỉ có 2 tỉnh là Bắc Kạn và Đồng Nai có số người chết vì tai nạn giao thông tăng.
Tuy nhiên, các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng so với cùng kỳ 2011 thì giảm nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, số người chết và số người bị thương vẫn còn ở mức cao. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông như: uống rượu bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành thậm chí chống người thi hành công vụ vẫn còn diễn ra phổ biến.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các thành viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nhiều nội dung mới và đột phá trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Lần đầu tiên sau 10 năm, kể từ năm 2001, số người chết vì tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000 người. Năm an toàn giao thông đã thành công bước đầu, được nhiều cơ quan truyền thông lớn bình chọn là sự kiện quan trọng của năm.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra trong Năm an toàn giao thông 2013 là nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, tính gương mẫu của người thực thi công vụ trên lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, cải thiện ùn tắc gia thông ở các đô thị lớn với mục tiêu giảm 5-10% số vụ tai nạn, số người chết và bị thương. Một số tỉnh, thành có điều kiện phải giảm sâu hơn nữa các chỉ tiêu này. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
["Năm 2013 sẽ quyết liệt đảm bảo an toàn giao thông"]
Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phát huy và nhân rộng các giải pháp đột phá về khắc phục ùn tắc giao thông được thực hiện thành công tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; nâng cao hiệu quả quản lý lòng đường, vỉa hè.Nhấn mạnh đến một số giải pháp tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương, các đơn vị trực thuộc tổ chức mở các đợt cao điểm tuần tra, tổ chức cưỡng chế theo chuyên đề để tăng tính răn đe, ngăn chặn; xây dựng Nghị định của của Chính phủ quy định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ; ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ qua tài khoản ngân hàng; phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi thông tư số 124/2011/TT-BTC về hướng dẫn lệ phí trước bạ và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc sang tên đổi chủ giải quyết tình trạng không chuyển sở hữu phương tiện.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an xây dựng hệ thống văn bản có liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; phấn đấu năm học 2014-201 5 đưa việc giảng dạy an toàn giao thông vào chương trình giảng dạy chính khóa ở các cấp học; Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an xây dựng Thông tư liên tịch quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường và nâng cao hiệu quả các chương trình tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông, thường xuyên phát các thông điệp về an toàn giao thông.
Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của người thực thi công vụ trên lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, Năm An toàn giao thông 2013 có chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông.”/.
Chu Thanh Vân (TTXVN)