Tại Hội thảo Xây dựng Chiến lược Phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2025, tổ chức ngày 20/12 tại Bắc Ninh, ông Richard Roberts, Cố vấn kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết năng lực thống kê Việt Nam xếp thứ 77/145 quốc gia.
Theo ông Richard Roberts, WB đã xây dựng bộ chỉ tiêu về năng lực thống kê bao gồm ba nhóm chỉ tiêu (phương pháp luận thống kê; nguồn dữ liệu; tính định kỳ và kịp thời) và một chỉ tiêu tổng hợp chung từ ba nhóm chỉ tiêu trên.
Việt Nam có chỉ số năng lực thống kê là 61 điểm, đứng ở vị trí 77, thấp hơn 4 điểm so với điểm trung bình của thế giới và thuộc nhóm nước có năng lực thống kê trung bình của thế giới; trong đó, chỉ số năng lực về phương pháp luận thống kê thấp nhất (30 điểm), kém 26 điểm so với điểm trung bình của thế giới; chỉ số năng lực về tính định kỳ và kịp thời thấp hơn 6 điểm; chỉ số năng lực nguồn dữ liệu cao hơn 19 điểm so với điểm trung bình của thế giới.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Khoa học Thống kê cho biết trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, năng lực thống kê Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 21 nước, xếp trên Trung Quốc, sau Lào, Campuchia.
Trong khu vực ASEAN, năng lực thống kê Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7 trong tổng số 9 nước (không có Brunei), vị trí áp chót của khu vực ASEAN. Bảng trên cho thấy, năng lực thống kê Việt Nam cao hơn hai nước là Timor Leste, Myanmar; nhưng thấp hơn 6 nước là Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, thấp hơn 7 điểm so với điểm trung bình khu vực ASEAN.
Điều đáng quan tâm là trong 7 năm (2004-2010), năng lực thống kê của Việt Nam giảm đáng kể so với mặt bằng chung về năng lực thống kê thế giới. Nếu như năm 2004 chỉ số năng lực thống kê của Việt Nam là 71 điểm, cao hơn 4 điểm so với điểm trung bình của khu vực (67 điểm) và cao hơn 9 điểm so với điểm trung bình của thế giới (62 điểm) thì năm 2010 năng lực thống kê Việt Nam giảm xuống còn 61 điểm, thấp hơn 5 điểm so với điểm trung bình của khu vực (67), thấp hơn 4 điểm so với điểm trung bình của thế giới (65).
Ông Đoàn cũng cho biết vị trí của thống kê Việt Nam trên bản đồ thống kê thế giới, khu vực tại thời điểm hiện tại chính là cơ sở quan trọng để xác định tầm nhìn của thống kê Việt Nam đến năm 2025.
Tại Hội thảo, bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc nhấn mạnh mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nâng cao năng lực thống kê và đã hội đủ hệ thống văn bản pháp lý thống kê nhưng ngành thống kê vẫn đang đối mặt với những thách thức rất lớn. Đó là số liệu thông kê còn có độ vênh, định nghĩa số liệu còn thiếu, một số chỉ tiêu thống kê bị thừa trong khi lại thiếu nhiều chỉ tiêu thống kê đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập như: lao động nhập cư, đô thị hóa, đánh giá tác động khủng hoảng…
Vì vậy, Chiến lược xây dựng Chiến lược Thống kê tầm nhìn đến 2025 là một sáng kiến tốt để Thống kê Việt Nam nhìn nhận đánh giá đúng thực trạng, xây dựng hệ thống mục tiêu, giải pháp nhằm thích ứng với giai đoạn phát triển mới.
Phát biểu tại Hội thảo, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức khẳng định các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng như của những người sử dụng thông tin thống kê sẽ giúp Ban Xây dựng Chiến lược có những thông tin hữu ích, đa chiều để xây dựng Chiến lược phát triển ngành thống kê Việt Nam hiệu quả, sát thực nhất.
Kết quả đánh giá năng lực thống kê của 145 quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình và dân số trên 1 triệu người (WB, 2010) cho thấy Kazakhstan là quốc gia có chỉ số năng lực thống kê cao nhất (96 điểm), đứng ở vị trí số 1; Micronesia Fed. Sts là quốc gia có chỉ số năng lực thống kê thấp nhất (23 điểm) đứng ở vị trí cuối cùng (145)./.
Theo ông Richard Roberts, WB đã xây dựng bộ chỉ tiêu về năng lực thống kê bao gồm ba nhóm chỉ tiêu (phương pháp luận thống kê; nguồn dữ liệu; tính định kỳ và kịp thời) và một chỉ tiêu tổng hợp chung từ ba nhóm chỉ tiêu trên.
Việt Nam có chỉ số năng lực thống kê là 61 điểm, đứng ở vị trí 77, thấp hơn 4 điểm so với điểm trung bình của thế giới và thuộc nhóm nước có năng lực thống kê trung bình của thế giới; trong đó, chỉ số năng lực về phương pháp luận thống kê thấp nhất (30 điểm), kém 26 điểm so với điểm trung bình của thế giới; chỉ số năng lực về tính định kỳ và kịp thời thấp hơn 6 điểm; chỉ số năng lực nguồn dữ liệu cao hơn 19 điểm so với điểm trung bình của thế giới.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Khoa học Thống kê cho biết trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, năng lực thống kê Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 21 nước, xếp trên Trung Quốc, sau Lào, Campuchia.
Trong khu vực ASEAN, năng lực thống kê Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7 trong tổng số 9 nước (không có Brunei), vị trí áp chót của khu vực ASEAN. Bảng trên cho thấy, năng lực thống kê Việt Nam cao hơn hai nước là Timor Leste, Myanmar; nhưng thấp hơn 6 nước là Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, thấp hơn 7 điểm so với điểm trung bình khu vực ASEAN.
Điều đáng quan tâm là trong 7 năm (2004-2010), năng lực thống kê của Việt Nam giảm đáng kể so với mặt bằng chung về năng lực thống kê thế giới. Nếu như năm 2004 chỉ số năng lực thống kê của Việt Nam là 71 điểm, cao hơn 4 điểm so với điểm trung bình của khu vực (67 điểm) và cao hơn 9 điểm so với điểm trung bình của thế giới (62 điểm) thì năm 2010 năng lực thống kê Việt Nam giảm xuống còn 61 điểm, thấp hơn 5 điểm so với điểm trung bình của khu vực (67), thấp hơn 4 điểm so với điểm trung bình của thế giới (65).
Ông Đoàn cũng cho biết vị trí của thống kê Việt Nam trên bản đồ thống kê thế giới, khu vực tại thời điểm hiện tại chính là cơ sở quan trọng để xác định tầm nhìn của thống kê Việt Nam đến năm 2025.
Tại Hội thảo, bà Setsuko Yamazaki, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc nhấn mạnh mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nâng cao năng lực thống kê và đã hội đủ hệ thống văn bản pháp lý thống kê nhưng ngành thống kê vẫn đang đối mặt với những thách thức rất lớn. Đó là số liệu thông kê còn có độ vênh, định nghĩa số liệu còn thiếu, một số chỉ tiêu thống kê bị thừa trong khi lại thiếu nhiều chỉ tiêu thống kê đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập như: lao động nhập cư, đô thị hóa, đánh giá tác động khủng hoảng…
Vì vậy, Chiến lược xây dựng Chiến lược Thống kê tầm nhìn đến 2025 là một sáng kiến tốt để Thống kê Việt Nam nhìn nhận đánh giá đúng thực trạng, xây dựng hệ thống mục tiêu, giải pháp nhằm thích ứng với giai đoạn phát triển mới.
Phát biểu tại Hội thảo, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức khẳng định các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng như của những người sử dụng thông tin thống kê sẽ giúp Ban Xây dựng Chiến lược có những thông tin hữu ích, đa chiều để xây dựng Chiến lược phát triển ngành thống kê Việt Nam hiệu quả, sát thực nhất.
Kết quả đánh giá năng lực thống kê của 145 quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình và dân số trên 1 triệu người (WB, 2010) cho thấy Kazakhstan là quốc gia có chỉ số năng lực thống kê cao nhất (96 điểm), đứng ở vị trí số 1; Micronesia Fed. Sts là quốc gia có chỉ số năng lực thống kê thấp nhất (23 điểm) đứng ở vị trí cuối cùng (145)./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)