Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa cho biết năng lượng tái tạo đang ngày càng phát triển nhanh trên toàn thế giới và trong tương lai sẽ thay thế khí đốt tự nhiên trở thành nguồn tạo ra điện nhiều thứ hai thế giới, sau than đá vào năm 2016.
Các quốc gia đang phát triển đang xây dựng thêm các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió, Mặt trời và thủy điện để đáp ứng nhu cầu về điện ngày một tăng cao và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Thêm vào đó, giá thành năng lượng tái tạo đang tụt xuống mức thấp hơn so với chi phí sử dụng các nguồn nhiên liệu truyền thống như than, khí đốt tự nhiên và dầu lửa tại một số thị trường có giá trị điện cao.
Năng lượng tái tạo, trong đó có thủy điện, đang là lĩnh vực năng lượng phát triển nhanh nhất và dự kiến sẽ tăng khoảng 40% trong năm năm tới.
Thủy điện hiện chiếm 80% năng lượng tái tạo trên toàn cầu, song việc xây dựng các đập thủy điện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái trên các dòng sông.
Các nguồn năng lượng khác như gió, năng lượng Mặt trời, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ thực vật cũng được dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng, song những nguồn này mới đóng góp một phần nhỏ cho thị trường năng lượng toàn cầu.
Những công nghệ sử dụng để tạo ra các nguồn năng lượng đó sẽ cung cấp 8% tổng năng lượng toàn cầu vào năm 2018, tăng so với tỷ trọng 4% trong năm 2011 và 6% trong năm 2006.
Tuy nhiên, năng lượng tái tạo đang đối mặt với giai đoạn bất ổn, do trợ cấp từ chính phủ ở các nước phát triển ít dần.
Theo IEA, vốn đầu tư vào các dự án năng lượng này đã giảm trong năm 2012.
IEA nói rằng hiện sản xuất năng lượng thế giới gây ô nhiễm nhiều hơn so với 20 năm trước, do việc sử dụng nhiều than trong các nhà máy phát điện ở Trung Quốc, Ấn Độ, trong lúc một số nước châu Âu đóng cửa dần các nhà máy điện hạt nhân - điều khiến người dân phải đối mặt với tình trạng giá khí đốt tăng cao.
Việc sử dụng nhiên liệu sinh học dự kiến sẽ tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với năng lượng điện tái tạo, một phần vì các công ty đã không thành công trong việc phát triển loại nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải thực vật và cây trồng mang quy mô thương mại.
Phần lớn các nhiên liệu sinh học được sử dụng hiện nay là cồn ethanol làm từ cây mía hay ngô. Nhiên liệu sinh học ước tính sẽ tăng 25% vào năm 2018 lên 2,4 triệu thùng/ngày.
Các nước đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc, sẽ chiếm 2/3 sự gia tăng về năng lượng tái tạo trên toàn cầu.
Tăng trưởng ở châu Âu và Mỹ dự kiến sẽ chậm lại, mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phác thảo một kế hoạch khuyên khích đầu tư đổi mới các nguồn năng lượng tái tạo.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, các nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng chiếm 12% tổng lượng điện tiêu thụ ở Mỹ năm 2012.
Các nhà máy thủy điện đã cung cấp 7% lượng điện cho quốc gia và các năng lượng khác như điện gió, Mặt trời cung cấp 5% lượng điện. Ethanol chủ yếu dược làm từ ngô và pha trộn với xăng để sử dụng đáp ứng 10% nhu cầu xăng tại Mỹ hồi năm ngoái.
Giám đốc điều hành IEA Maria van der Hoeven nói rằng trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển năng lượng tái tạo là việc thay đổi các chính sách năng lượng làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư.
Theo ước tính của IEA, số tiền cho trợ cấp nhiên liệu hóa thạch trên thế giới đang nhiều hơn 6 lần so với những ưu đãi dành cho năng lượng tái tạo./.
Các quốc gia đang phát triển đang xây dựng thêm các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió, Mặt trời và thủy điện để đáp ứng nhu cầu về điện ngày một tăng cao và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Thêm vào đó, giá thành năng lượng tái tạo đang tụt xuống mức thấp hơn so với chi phí sử dụng các nguồn nhiên liệu truyền thống như than, khí đốt tự nhiên và dầu lửa tại một số thị trường có giá trị điện cao.
Năng lượng tái tạo, trong đó có thủy điện, đang là lĩnh vực năng lượng phát triển nhanh nhất và dự kiến sẽ tăng khoảng 40% trong năm năm tới.
Thủy điện hiện chiếm 80% năng lượng tái tạo trên toàn cầu, song việc xây dựng các đập thủy điện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái trên các dòng sông.
Các nguồn năng lượng khác như gió, năng lượng Mặt trời, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ thực vật cũng được dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng, song những nguồn này mới đóng góp một phần nhỏ cho thị trường năng lượng toàn cầu.
Những công nghệ sử dụng để tạo ra các nguồn năng lượng đó sẽ cung cấp 8% tổng năng lượng toàn cầu vào năm 2018, tăng so với tỷ trọng 4% trong năm 2011 và 6% trong năm 2006.
Tuy nhiên, năng lượng tái tạo đang đối mặt với giai đoạn bất ổn, do trợ cấp từ chính phủ ở các nước phát triển ít dần.
Theo IEA, vốn đầu tư vào các dự án năng lượng này đã giảm trong năm 2012.
IEA nói rằng hiện sản xuất năng lượng thế giới gây ô nhiễm nhiều hơn so với 20 năm trước, do việc sử dụng nhiều than trong các nhà máy phát điện ở Trung Quốc, Ấn Độ, trong lúc một số nước châu Âu đóng cửa dần các nhà máy điện hạt nhân - điều khiến người dân phải đối mặt với tình trạng giá khí đốt tăng cao.
Việc sử dụng nhiên liệu sinh học dự kiến sẽ tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với năng lượng điện tái tạo, một phần vì các công ty đã không thành công trong việc phát triển loại nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải thực vật và cây trồng mang quy mô thương mại.
Phần lớn các nhiên liệu sinh học được sử dụng hiện nay là cồn ethanol làm từ cây mía hay ngô. Nhiên liệu sinh học ước tính sẽ tăng 25% vào năm 2018 lên 2,4 triệu thùng/ngày.
Các nước đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc, sẽ chiếm 2/3 sự gia tăng về năng lượng tái tạo trên toàn cầu.
Tăng trưởng ở châu Âu và Mỹ dự kiến sẽ chậm lại, mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phác thảo một kế hoạch khuyên khích đầu tư đổi mới các nguồn năng lượng tái tạo.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, các nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng chiếm 12% tổng lượng điện tiêu thụ ở Mỹ năm 2012.
Các nhà máy thủy điện đã cung cấp 7% lượng điện cho quốc gia và các năng lượng khác như điện gió, Mặt trời cung cấp 5% lượng điện. Ethanol chủ yếu dược làm từ ngô và pha trộn với xăng để sử dụng đáp ứng 10% nhu cầu xăng tại Mỹ hồi năm ngoái.
Giám đốc điều hành IEA Maria van der Hoeven nói rằng trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển năng lượng tái tạo là việc thay đổi các chính sách năng lượng làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư.
Theo ước tính của IEA, số tiền cho trợ cấp nhiên liệu hóa thạch trên thế giới đang nhiều hơn 6 lần so với những ưu đãi dành cho năng lượng tái tạo./.
Linh Nguyễn (TTXVN)