Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án thành phần, thuộc đề án “Hiện đại hóa công nghệ dự báo và quan trắc khí tượng thủy văn, giai đoạn 2010-2012” và các dự án, đề án khác, nhằm nâng cao năng lực quan trắc, dự báo phục vụ khí tượng thủy văn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Theo đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị và đưa vào hoạt động 14 trạm quan trắc bức xạ tự động đặt tại Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Cần Thơ, Đồng Nai; lắp đặt, vận hành 3 trạm khí tượng tự động do Hàn Quốc và Phần Lan viện trợ; tiếp nhận Trạm KTHV DKI-14 từ Bộ Tư lệnh Công binh; mua, cấp phát vật tư, hóa chất và dụng cụ cho 10 trạm quan trắc môi trường không khí...
Nhờ đó trong năm 2011, các trạm khí tượng thủy văn thuộc các Đài khí tượng thủy văn khu vực và Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trắc 7 cơn bão và 7 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, kể cả 8 đợt mưa lũ lớn ở Trung Bộ và đợt lũ đặc biệt lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng 3 tháng đầu năm nay, các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực và các trạm khí tượng thủy văn đã quan trắc và dự báo chuẩn xác diễn biến của thời tiết trên cả nước, nhất là việc dự báo sự xuất hiện bất thường của cơn bão số 1 vừa qua.
Ngoài việc tiếp tục thực hiện các dự án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn; tiến tới quản lý mạng lưới này trên mạng Internet để thuận tiện cho công tác chỉ đạo và theo dõi, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đang tiến hành đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực; tổ chức Hội thi quan trắc viên giỏi cấp Đài khí tượng thủy văn khu vực năm 2012.
Đồng thời, Trung tâm duy trì hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức thế giới và các nước trong khu vực, nhằm khai thác và phát huy tiềm năng công nghệ, kỹ thuật hiện có, để ứng dụng có hiệu quả hơn nữa vào nghiệp vụ dự báo và quan trắc khí tượng thủy văn./.
Theo đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị và đưa vào hoạt động 14 trạm quan trắc bức xạ tự động đặt tại Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Cần Thơ, Đồng Nai; lắp đặt, vận hành 3 trạm khí tượng tự động do Hàn Quốc và Phần Lan viện trợ; tiếp nhận Trạm KTHV DKI-14 từ Bộ Tư lệnh Công binh; mua, cấp phát vật tư, hóa chất và dụng cụ cho 10 trạm quan trắc môi trường không khí...
Nhờ đó trong năm 2011, các trạm khí tượng thủy văn thuộc các Đài khí tượng thủy văn khu vực và Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trắc 7 cơn bão và 7 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam, kể cả 8 đợt mưa lũ lớn ở Trung Bộ và đợt lũ đặc biệt lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng 3 tháng đầu năm nay, các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực và các trạm khí tượng thủy văn đã quan trắc và dự báo chuẩn xác diễn biến của thời tiết trên cả nước, nhất là việc dự báo sự xuất hiện bất thường của cơn bão số 1 vừa qua.
Ngoài việc tiếp tục thực hiện các dự án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn; tiến tới quản lý mạng lưới này trên mạng Internet để thuận tiện cho công tác chỉ đạo và theo dõi, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đang tiến hành đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực; tổ chức Hội thi quan trắc viên giỏi cấp Đài khí tượng thủy văn khu vực năm 2012.
Đồng thời, Trung tâm duy trì hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức thế giới và các nước trong khu vực, nhằm khai thác và phát huy tiềm năng công nghệ, kỹ thuật hiện có, để ứng dụng có hiệu quả hơn nữa vào nghiệp vụ dự báo và quan trắc khí tượng thủy văn./.
Văn Hào (TTXVN)