“NATO muốn đá hải quân Nga ra khỏi Sevastopol”

"Giấc mơ cuối cùng của NATO là chỉ huy một chính phủ bù nhìn ở Ukraine để đá hải quân Nga ra khỏi căn cứ của họ ở Sevastopol." 
“NATO muốn đá hải quân Nga ra khỏi Sevastopol” ảnh 1Chiến hạm của Nga tại quân cảng Sevastopol (Nguồn: AP)

Cuộc khủng hoảng Ukraine tập trung vào bán đảo Crimea khi chính quyền nước cộng hòa tự trị này chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý về khả năng sáp nhập vào Nga. Trong khi Mỹ và phương Tây ra sức phản đối thì Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố cuộc trưng cầu này nằm trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế.

Nhà phân tích chính trị nổi tiếng người Brazil Pepe Escobar vừa có bài viết trên tờ Asia Times phân tích về lợi tích của các bên trong cuộc trưng cầu này, trong đó nhấn mạnh đến vị trí chiến lược của quân cảng Sevastopol. Vietnam+ xin lược trích bài viết này.

Thời gian không chờ đợi ai, nhưng dường như thời gian sẽ chờ đợi Crimea. Chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov đã khẳng định sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự trị lớn hơn cho nước Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine này. Cho đến khi đó, Crimea sẽ nóng bỏng và hấp dẫn như Lễ hội đường phố Carnaval ở Rio (Brazil) – bởi vì Crimea là tất cả đối với cảng biển Sevastopol, nơi đặt căn cứ hạm đội Biển Đen của Nga.

Nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một chú bò tót, thì đây là lá cờ đỏ để kết thúc tất cả các lá cờ màu đỏ. Ngay cả trong trường hợp bạn chìm đắm sâu trong trạng thái an lạc ở Lễ hội đường phố Carnival thì bộ não của bạn sẽ ghi nhận rằng giấc mơ cuối cùng của NATO là chỉ huy một chính phủ bù nhìn ở Ukraine để đá hải quân Nga ra khỏi căn cứ của họ ở Sevastopol. 

Hợp đồng thuê cảng Sevastopol đã được thương lượng trước đây giữa Nga và Ukraine có giá trị đến năm 2042. Các mối đe dọa và những tin đồn về việc Nga từ bỏ cảng Sevastopol đã xuất hiện.

Đa số tuyệt đối cư dân của bán đảo Crimea là những người nói tiếng Nga. Rất ít người Ukraine sống ở đó. Năm 1954, nhà lãnh đạo người Ukraine của Liên Xô, ông Nikita Khrushchev đã dùng Crimea làm món quà tặng miễn phí cho Ukraine (khi đó là một phần của Liên bang Xô viết). Ở Nga, Crimea được coi là Nga. Sẽ không có điều gì thay đổi được thực tế đó.

Tuy nhiên, không phải chúng ta đang đối mặt với một cuộc chiến tranh Crimea mới. Chỉ có duy nhất một điểm. Giấc mơ của NATO - một giấc mơ mà NATO tương đối khó thoát khỏi nó -  là chấm dứt hoạt động ra vào thường xuyên của hạm đội Nga tại cảng Sevastopol để đi khắp Biển Đen qua eo biển Bosphorus và sau đó tiến tới Tartus, cảng biển của Syira ở khu vực Địa Trung Hải. Vì vậy, vấn đề này liên quan nhiều đến Syria giống như là liên quan đến Crimea.

Làn sóng cách mạng mới của người Ukraine cho đến nay dường như đã đáp lại những lời cầu nguyện của NATO. Tuy nhiên, đó là một chặng đường dài và đầy sóng gió đối với NATO để khối này có thể diễn lại vở kịch của những năm 1850 và một lần nữa làm đảo lộn cuộc chiến tranh Crimea ban đầu.

Trong tương lai có thể nhìn thấy trước, chúng ta sẽ chìm đắm trong một biển trắng vô vị. Ông chủ Lầu Năm Góc Chuck Hagel "cảnh báo" Nga tránh xa khỏi cuộc khủng hoảng, trong khi các Bộ trưởng Quốc phòng của NATO đưa ra hàng loạt tuyên bố quan trọng cần thiết mà không tuyên bố nào cho thấy việc “thể hiện sự ủng hộ” đối với ban lãnh đạo mới.

Và những sự mồi chài tập thể đã tái khẳng định với công chúng Crimea rằng đây không phải là một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. 

“NATO muốn đá hải quân Nga ra khỏi Sevastopol” ảnh 2Theo ông Escobar thì chính phủ lâm thời ở Ukraine là do Mỹ và phương Tây giật dây (Nguồn: Reuters)
Và đừng bao giờ quên các phương tiện truyền thông của Mỹ. Kênh CNN với gương mặt dẫn chương trình Christine Amanpour mới đây nói về Thỏa thuận Budapest, nhấn mạnh rằng Nga nên đứng ngoài Ukraine.  Vâng, rõ ràng là hàng loạt các nhà sản xuất chương trình trực tiếp của CNN thậm chí còn không đọc Thỏa thuận Budapest đó, như Giáo sư Francis Boyle của trường Đại học Illinois đã nhấn mạnh. 

Thỏa thuận này "cũng quy định rằng Mỹ, Nga, Ukraine, và Vương quốc Anh cần phải cùng "tham vấn" ngay lập tức, có nghĩa là tổ chức họp ít nhất là ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục