Những người bảo tồn thiên nhiên ở Nepal sẽ sử dụng máy bay điều khiển từ xa để đối phó với những kẻ săn trộm đang đe dọa loài hổ và tê giác ở quốc gia nằm trên dãy núi Himalaya này.
Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) tại Nepal nói, họ đã thử nghiệm thành công hai máy bay điều khiển từ xa cho mục đích bảo tồn vào đầu tháng này tại công viên quốc gia Chitwan ở miền nam Nepal, nơi sinh sống của các loài thú quý hiếm nói trên.
Chiếc máy bay không người lái này được sử dụng lần đầu ở Nepal và sẽ quan sát các con thú cũng như bọn săn trộm thông qua máy quay và hệ thống định vị vệ tinh GPS để chụp ảnh và quay phim, WWF Nepal nói trong một tuyên bố đầu tuần này.
Chiếc máy bay có sải cánh hai mét và tầm bay 25km có thể ở trên không 45 phút và bay ở độ cao tối đa 200m.
Anil Manandhar, đại diện của WWF tại Kathmandu, nói: “WWF Nepal đã giới thiệu khoa học và công nghệ mới vào hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn ở Nepal. Các máy bay không người lái là nỗ lực mới nhất. Chúng tôi tin rằng, công nghệ này sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các loài đặc hữu của Nepal và giảm bớt tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.”
Hàng nghìn con hổ và tê giác một sừng, hay tê giác Ấn Độ, có thời từng sống trên khắp Nepal và Bắc Ấn Độ, nay đang bị đe dọa nghiêm trọng vì nạn săn trộm và sự xâm lấn môi trường sống của con người.
Tê giác bị giết để lấy sừng, rất có giá ở Trung Quốc và Đông Nam Á, trong khi hổ để lấy da và xương./.
Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) tại Nepal nói, họ đã thử nghiệm thành công hai máy bay điều khiển từ xa cho mục đích bảo tồn vào đầu tháng này tại công viên quốc gia Chitwan ở miền nam Nepal, nơi sinh sống của các loài thú quý hiếm nói trên.
Chiếc máy bay không người lái này được sử dụng lần đầu ở Nepal và sẽ quan sát các con thú cũng như bọn săn trộm thông qua máy quay và hệ thống định vị vệ tinh GPS để chụp ảnh và quay phim, WWF Nepal nói trong một tuyên bố đầu tuần này.
Chiếc máy bay có sải cánh hai mét và tầm bay 25km có thể ở trên không 45 phút và bay ở độ cao tối đa 200m.
Anil Manandhar, đại diện của WWF tại Kathmandu, nói: “WWF Nepal đã giới thiệu khoa học và công nghệ mới vào hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn ở Nepal. Các máy bay không người lái là nỗ lực mới nhất. Chúng tôi tin rằng, công nghệ này sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các loài đặc hữu của Nepal và giảm bớt tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.”
Hàng nghìn con hổ và tê giác một sừng, hay tê giác Ấn Độ, có thời từng sống trên khắp Nepal và Bắc Ấn Độ, nay đang bị đe dọa nghiêm trọng vì nạn săn trộm và sự xâm lấn môi trường sống của con người.
Tê giác bị giết để lấy sừng, rất có giá ở Trung Quốc và Đông Nam Á, trong khi hổ để lấy da và xương./.
Trần Trọng (Vietnam+)