Nga ban hành lệnh cấm nuôi nhốt động vật biển trong thủy cung

Hồi năm 2019, hình ảnh 100 con cá voi bị nuôi nhốt trong một cơ sở được mệnh danh là "nhà tù cá voi" ở Vịnh Srednyaya gần thị trấn Nakhodka của Nga đã làm dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt.
Nga ban hành lệnh cấm nuôi nhốt động vật biển trong thủy cung ảnh 1Cá voi trong thủy cung tại Nga. (Nguồn: i0.wp.com)

Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã ban hành lệnh cấm nuôi sinh vật biển, đặc biệt là cá voi, để phục vụ cho biểu diễn trong thủy cung và một số địa điểm khác. Lệnh cấm này đã nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ của các nhà hoạt động bảo vệ động vật. 

Hồi năm 2019, hình ảnh 100 con cá voi bị nuôi nhốt trong một cơ sở được mệnh danh là "nhà tù cá voi" ở Vịnh Srednyaya gần thị trấn Nakhodka của Nga đã làm dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt.

Sau đó, một chiến dịch bảo vệ loài động vật này đã diễn ra, giúp những con cá voi, vốn bị nuôi nhốt để biểu diễn trong thủy cung, được trở về với môi trường tự nhiên.

Các nhà chức trách Nga đã đưa tất cả sinh vật biển tại cơ sở trên vào chương trình hồi phục trước khi thả chúng ra Biển Okhots, đồng thời đóng cửa hoàn toàn cơ sở này.

[Nga thả các con cá voi bị bắt nhốt để biểu diễn bất hợp pháp]

Trước đó, Giám đốc tổ chức Hòa bình xanh tại Nga Sergei Tsyplyonkov đã kiến nghị Tổng thống Putin ban hành lệnh cấm đánh bắt cá voi.

Tại Nga, các công ty đánh bắt cá voi đã lợi dụng một lỗ hổng trong luật pháp, cho phép đánh bắt những con cá voi hoang dã với mục đích giáo dục, nhưng thực tế lại đem chúng bán ra nước ngoài.

Trong một cuộc làm việc ngày 9/12 với ông Tsyplyonkov, Tổng thống Putin đã nhất trí với kiến nghị về việc cấm đánh bắt động vật biển nhằm mục đích biểu diễn.

Với lệnh cấm mới, Nga góp tên trong danh sách các nước cấm đánh bắt và nuôi nhốt sinh vật biển.

Trước đó, năm 2019, Quốc hội Canada đã thông qua một dự luật về cấm đánh bắt và nuôi nhốt các loài động vật có vú như cá voi và cá heo phục vụ giải trí.

Ngoài ra, dự luật này còn quy định các trường hợp ngoại lệ đối với những loài động vật có vú bị đe dọa, cần được khôi phục giống nòi sau khi tiến hành điều tra hoặc được sự cho phép của các cơ quan chức năng có liên quan./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục