Ngày 6/9, Nga lần đầu tiên đã bơm khí đốt kỹ thuật vào đường ống "Dòng chảy phương Bắc" có chiều dài 1.220km chạy dưới đáy biển Baltic dẫn trực tiếp sang Tây Âu, không đi qua Ukraine và một số nước láng giềng trong không gian hậu Xô viết.
Phát biểu với cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder cùng tham dự sự kiện này ở Vyborg (Nga), Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết lượng khí đốt được vận chuyển qua đường ống này tương đương với "năng lượng của 11 nhà máy điện hạt nhân."
Hiện khí đốt kỹ thuật đang được bơm đầy vào đường ống nhằm mục đích tạo áp suất để bơm khi đốt cung cấp trực tiếp cho các khách hàng Tây Âu.
Dự kiến vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới, Đức sẽ nhận được khối lượng khí đốt đầu tiên từ đường ống này.
Theo thiết kế, đường ống trị giá 8,8 tỷ euro (tương đương 12,5 tỷ USD) sẽ có công suất 55 tỷ m3/năm khi tăng gấp đôi công suất vào năm 2013.
Nga hiện cung cấp 25% lượng tiêu thụ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU), nên việc Mátxcơva tiến hành xây dựng đường ống "Dòng chảy phương Bắc" nhằm mục đích tránh sự gián đoạn nguồn cung cho các khách hàng Tây Âu, trong bối cảnh thường xuyên xảy ra tranh cãi giữa Nga và một số nước trung chuyển, trong đó có Ukraine.
Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu đã chỉ trích mạnh mẽ vì cho rằng việc xây dựng đường ống này sẽ khiến Tây Âu ngày càng phụ thuộc vào năng lượng của Nga và làm phương hại nỗ lực tự do hóa thị trường năng lượng của lục địa này.
Mức tiêu thụ khi đốt của châu Âu ước tính sẽ tăng thêm 200 tỷ m3/năm (tăng 50%) trong một thập kỷ tới.
Dự án "Dòng chảy phương Bắc" trên đã được cựu Thủ tướng Đức Schroeder và Thủ tướng Putin (lúc bấy giờ giữ cương vị tổng thống) thông qua vào năm 2005./.
Phát biểu với cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder cùng tham dự sự kiện này ở Vyborg (Nga), Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết lượng khí đốt được vận chuyển qua đường ống này tương đương với "năng lượng của 11 nhà máy điện hạt nhân."
Hiện khí đốt kỹ thuật đang được bơm đầy vào đường ống nhằm mục đích tạo áp suất để bơm khi đốt cung cấp trực tiếp cho các khách hàng Tây Âu.
Dự kiến vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới, Đức sẽ nhận được khối lượng khí đốt đầu tiên từ đường ống này.
Theo thiết kế, đường ống trị giá 8,8 tỷ euro (tương đương 12,5 tỷ USD) sẽ có công suất 55 tỷ m3/năm khi tăng gấp đôi công suất vào năm 2013.
Nga hiện cung cấp 25% lượng tiêu thụ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU), nên việc Mátxcơva tiến hành xây dựng đường ống "Dòng chảy phương Bắc" nhằm mục đích tránh sự gián đoạn nguồn cung cho các khách hàng Tây Âu, trong bối cảnh thường xuyên xảy ra tranh cãi giữa Nga và một số nước trung chuyển, trong đó có Ukraine.
Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu đã chỉ trích mạnh mẽ vì cho rằng việc xây dựng đường ống này sẽ khiến Tây Âu ngày càng phụ thuộc vào năng lượng của Nga và làm phương hại nỗ lực tự do hóa thị trường năng lượng của lục địa này.
Mức tiêu thụ khi đốt của châu Âu ước tính sẽ tăng thêm 200 tỷ m3/năm (tăng 50%) trong một thập kỷ tới.
Dự án "Dòng chảy phương Bắc" trên đã được cựu Thủ tướng Đức Schroeder và Thủ tướng Putin (lúc bấy giờ giữ cương vị tổng thống) thông qua vào năm 2005./.
(TTXVN/Vietnam+)