Nga chỉ trích tài liệu của Nhật Bản liên quan tới Thế chiến thứ 2

Theo Kyodo, Bộ Ngoại giao Nga ngày 22/10 đã lên tiếng chỉ trích các tài liệu của Tokyo về việc binh lính Nhật Bản bị giam giữ tại Liên Xô cũ sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Nga chỉ trích tài liệu của Nhật Bản liên quan tới Thế chiến thứ 2 ảnh 1Chim bồ câu biểu tượng của hòa bình được thả trong lễ tưởng niệm tại Công viên Hòa bình, thành phố Hiroshima. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Kyodo, Bộ Ngoại giao Nga ngày 22/10 đã lên tiếng chỉ trích các tài liệu của Tokyo về việc binh lính Nhật Bản bị giam giữ tại Liên Xô cũ sau Chiến tranh Thế giới thứ II.

Tài liệu này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào "Sổ lưu giữ Ký ức Thế giới (MOW)" mới đây, đồng thời cho rằng các tài liệu trên đi ngược với một tài liệu song phương liên quan.

Hồi đầu tháng 10, UNESCO đã đưa hàng chục tài liệu vào MOW, trong đó có một tài liệu của Nhật Bản mang tên “Trở về Cảng Maizuru - Các văn bản liên quan đến ký ức của những người Nhật Bản bị giam giữ và được hồi hương (1945-1956)."

Phía Nhật Bản tuyên bố Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc vào ngày 15/8/1945 khi nước này đầu hàng quân ​đồng minh.

Tuy nhiên, Nga cho rằng chiến tranh kết thúc ngày 2/9/1945, ngày Nhật chính thức ký văn bản đầu hàng.

Theo Moskva, các “tù nhân chiến tranh” trên được đưa tới Liên Xô cũ từ vùng Mãn Châu (tên gọi khi đó) của Trung Quốc trước ngày 2/9/1945.

Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định rằng các binh lính Nhật Bản bị giam giữ tại Liên Xô cũ không phải là những tù binh bị giam giữ trái phép sau khi kết thúc chiến tranh mà là những tù binh bị bắt một cách hợp pháp.

Bộ trên chỉ rõ rằng do có sự khác biệt quan điểm này, nên một văn bản song phương được Tổng thống Liên Xô khi đó là Mikhail Gorbachev ký năm 1991 nhân chuyến thăm Nhật Bản đã không sử dụng từ "giam giữ."

Chính vì vậy tài liệu mà Nhật Bản trình UNESCO "đã xuyên tạc nghiêm trọng" văn bản song phương trên, trong đó kêu gọi Liên Xô cũ hợp tác cung cấp tài liệu và tiến hành các cuộc điều tra về “những người bị giam giữ trong các trại dành cho tù binh chiến tranh”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục