APEC sở hữu những tiềm năng phong phú và chưa được khai thác hoàn toàn, song các nước khu vực cũng phải đối mặt với không ít thách thức.
Đó là nhận định của các đại biểu tham dự cuộc họp của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại St. Petersburg cuối tuần qua.
Nhiều nhà phân tích và kinh tế cũng cho rằng, hoạt động kinh doanh của Nga nên phát triển ở khu vực đó như một bộ phận của đất nước và nền kinh tế Nga.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga, Aleksei Kudrin phân tích, APEC là khu vực mà Nga có hai nước láng giềng Trung Quốc và Mỹ đều là những nền kinh tế khổng lồ dẫn đầu thế giới. Còn nếu thêm vào đó cả Nhật Bản và Hàn Quốc thì đó là một khu vực có tiềm năng tuyệt vời.
Hiện nay, Nga là một trong những nước quan tâm đến tiềm năng này để khai thác phục vụ phát triển đất nước.
Tuy vậy, theo ý kiến của ông Jim O'Neill, lãnh đạo Hội đồng quản trị của nhóm ngân hàng Goldman Sachs Asset Management thì trong khu vực đang bộc lộ không ít vấn đề và nhiều thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.
Ông Jim O'Neill nói: “Cơn khát của Trung Quốc đối với mặt hàng nguyên liệu và những vướng mắc ở biên giới Ấn Độ sẽ không dừng ở mức bàn luận giống như các chủ đề khác."
Cuộc thảo luận về viễn cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai và cụ thể là chương trình của diễn đàn APEC sẽ được tổ chức vào tháng Chín năm nay ở thành phố Vladivostok nước Nga. Diễn đàn sẽ tập trung vào những thách thức mà các nước trong khu vực phải đối mặt./.
Đó là nhận định của các đại biểu tham dự cuộc họp của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại St. Petersburg cuối tuần qua.
Nhiều nhà phân tích và kinh tế cũng cho rằng, hoạt động kinh doanh của Nga nên phát triển ở khu vực đó như một bộ phận của đất nước và nền kinh tế Nga.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga, Aleksei Kudrin phân tích, APEC là khu vực mà Nga có hai nước láng giềng Trung Quốc và Mỹ đều là những nền kinh tế khổng lồ dẫn đầu thế giới. Còn nếu thêm vào đó cả Nhật Bản và Hàn Quốc thì đó là một khu vực có tiềm năng tuyệt vời.
Hiện nay, Nga là một trong những nước quan tâm đến tiềm năng này để khai thác phục vụ phát triển đất nước.
Tuy vậy, theo ý kiến của ông Jim O'Neill, lãnh đạo Hội đồng quản trị của nhóm ngân hàng Goldman Sachs Asset Management thì trong khu vực đang bộc lộ không ít vấn đề và nhiều thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.
Ông Jim O'Neill nói: “Cơn khát của Trung Quốc đối với mặt hàng nguyên liệu và những vướng mắc ở biên giới Ấn Độ sẽ không dừng ở mức bàn luận giống như các chủ đề khác."
Cuộc thảo luận về viễn cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai và cụ thể là chương trình của diễn đàn APEC sẽ được tổ chức vào tháng Chín năm nay ở thành phố Vladivostok nước Nga. Diễn đàn sẽ tập trung vào những thách thức mà các nước trong khu vực phải đối mặt./.
PV (TTXVN)