Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, xuất hiện tình trạng người dân vào rừng chặt cành, đốn cây để lấy cây phong lan đem bán đã khiến nhiều cánh rừng bị xâm hại nghiêm trọng.
Những người đi bán phong lan sống ở các xã Phương Tiến, Phương Thiện thuộc huyện Vị Xuyên; phường Ngọc Đường, thành phố Hà Giang.
Giá mỗi giò phong lan trung bình từ 70.000-80.000 đồng trở lên như hoa lan Ngọc Điểm có giá từ 100.000-110.000 đồng/giò; lan Hồ Điệp với giá từ 160.000-170.000 đồng/giò... Giá cả tùy theo từng loại phong lan đẹp hay xấu; thường là những giò lan đẹp, người dân đi lấy lan phải đi bộ 3-4 ngày, vào trong tận rừng sâu núi thẳm với rất nhiều hiểm nguy rình rập.
Người dân bán hoa phong lan chủ yếu tìm đến những nơi có đông người qua lại ở các khu vực chợ, nằm ở trung tâm thành phố, hoặc đến các hộ gia đình có thu nhập khá giả ở các phố như Lý Thường Kiệt; Lý Tử Trọng; Nguyễn Thị Minh Khai, để gạ các gia đình đó mua phong lan, nhằm đáp ứng nhu cầu chơi phong lan cảnh của người dân sống trên địa bàn thành phố trong những ngày Tết Dương lịch và Tết cổ truyền Tân Mão sắp đến.
Theo những người dân chơi phong lan trên địa bàn thành phố Hà Giang, để có được giò phong lan tươi đem bán, người đi lấy phong lan ở các xã Phương Tiến, Phương Thiện phải đi vào rừng sâu để thu luợm từng giỏ phong lan, kể cả những khu rừng cấm như rừng già; rừng đặc dụng, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, hủy diệt đa dạng sinh học của rừng.
Để khai thác được cây phong lan trên rừng, người dân phải vào rừng sâu, trèo lên những cây cao để bóc gỡ lấy cây hoặc chặt cành, đốn cây để lấy phong lan. Chính vì thế, mà các cánh rừng đã, đang bị xâm hại nghiêm trọng, rừng thiên nhiên bị con người tàn phá ngày càng chơ trọi, các giống cây quý hiềm ngày càng mất dần đi…
Để ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng khai thác phong lan, các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời đồng thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiếu được về tác hại của việc phá rừng lấy lan.
Bên cạnh đó, các cấp cơ sở cần tạo việc làm có thu nhập ổn định để chấm dứt hiện tượng khai thác cây phong lan bừa bãi như hiện nay./.
Những người đi bán phong lan sống ở các xã Phương Tiến, Phương Thiện thuộc huyện Vị Xuyên; phường Ngọc Đường, thành phố Hà Giang.
Giá mỗi giò phong lan trung bình từ 70.000-80.000 đồng trở lên như hoa lan Ngọc Điểm có giá từ 100.000-110.000 đồng/giò; lan Hồ Điệp với giá từ 160.000-170.000 đồng/giò... Giá cả tùy theo từng loại phong lan đẹp hay xấu; thường là những giò lan đẹp, người dân đi lấy lan phải đi bộ 3-4 ngày, vào trong tận rừng sâu núi thẳm với rất nhiều hiểm nguy rình rập.
Người dân bán hoa phong lan chủ yếu tìm đến những nơi có đông người qua lại ở các khu vực chợ, nằm ở trung tâm thành phố, hoặc đến các hộ gia đình có thu nhập khá giả ở các phố như Lý Thường Kiệt; Lý Tử Trọng; Nguyễn Thị Minh Khai, để gạ các gia đình đó mua phong lan, nhằm đáp ứng nhu cầu chơi phong lan cảnh của người dân sống trên địa bàn thành phố trong những ngày Tết Dương lịch và Tết cổ truyền Tân Mão sắp đến.
Theo những người dân chơi phong lan trên địa bàn thành phố Hà Giang, để có được giò phong lan tươi đem bán, người đi lấy phong lan ở các xã Phương Tiến, Phương Thiện phải đi vào rừng sâu để thu luợm từng giỏ phong lan, kể cả những khu rừng cấm như rừng già; rừng đặc dụng, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, hủy diệt đa dạng sinh học của rừng.
Để khai thác được cây phong lan trên rừng, người dân phải vào rừng sâu, trèo lên những cây cao để bóc gỡ lấy cây hoặc chặt cành, đốn cây để lấy phong lan. Chính vì thế, mà các cánh rừng đã, đang bị xâm hại nghiêm trọng, rừng thiên nhiên bị con người tàn phá ngày càng chơ trọi, các giống cây quý hiềm ngày càng mất dần đi…
Để ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng khai thác phong lan, các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời đồng thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiếu được về tác hại của việc phá rừng lấy lan.
Bên cạnh đó, các cấp cơ sở cần tạo việc làm có thu nhập ổn định để chấm dứt hiện tượng khai thác cây phong lan bừa bãi như hiện nay./.
Lê Việt Dũng (TTXVN/Vietnam+)