Sau một tuần được sự đồng thuận, các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất huy động lên 12%, tuy nhiên, một số ngân hàng còn tăng lên trên 13%, thậm chí có ngân hàng, nếu tính cả cộng hưởng lãi suất, còn tăng lên tới 13,7%.
Ngày 11/11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động VND. Theo điều chỉnh này, SeABank là ngân hàng đầu tiên chính thức có mốc lãi suất 13%/năm trên bảng niêm yết, áp cho hai kỳ hạn 12 và 13 tháng.
Còn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) cũng tiếp tục có biểu lãi suất huy động mới. Đây là lần thứ ba chỉ trong bốn ngày ACB áp biểu lãi suất mới. Lần này, điểm chú ý là ở sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 378 ngày các kỳ hạn ngắn 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần đều đồng loạt ở mức 12%/năm.
Biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ ngày 11/11 của Ngân hàng Việt Á bổ sung cột lãi suất cộng với khách hàng gửi kỳ hạn từ 1 tháng, cam kết không rút trước hạn. Mức cộng thêm từ 0,5-1,5%/năm, chưa kể nếu gửi số tiền từ 500 triệu đồng trở lên được cộng thêm lãi suất từ 0,1-0,2%/năm. Như vậy tính ra lãi suất cao nhất lên đến 13,7%/năm.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng còn “biến tướng” lãi suất thành phiếu cào như tại Navibank phiếu cào tương ứng với lãi suất cộng thêm 1%/năm. Tại Ngân hàng Đông Á khách hàng được bốc thăm phiếu cào, mệnh giá 10.000-30.000 đồng/phiếu.
Đặc biệt, một số ngân hàng còn niêm yết một biểu lãi suất kiểu 'đường thẳng' tuyệt đối 12% ở các kỳ hạn.
Lãi suất tiết kiệm theo chương trình Phát Lộc được Techcombank đẩy lên 12% ở tất các kỳ hạn (số tiền gửi tối thiểu là 5 triệu đồng và không được rút trước hạn). Trừ các khoản gửi không kỳ hạn, tất cả các khoản tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của khách hàng gửi tại Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội đều được hưởng lãi 12% một năm.
Như vậy, thị trường có thêm thành viên áp lãi suất huy động VND vượt trên mốc 12%/năm đồng thuận mà Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thông báo thực hiện trước đó.
Trên thị trường lúc này bắt đầu xuất hiện những thông tin lãi suất huy động trên thực tế có thể lên đến trên 13%/năm đối với các khoản tiền gửi lớn mà khách hàng có thể đàm phán với ngân hàng.
Để giải toả tâm lý về lãi suất, chiều 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã triệu tập lãnh đạo các thành viên thị trường mở để đưa ra giải pháp cho tình trạng căng thẳng lãi suất mấy ngày qua, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, những ngày qua lãi suất tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý. Trên cơ sở đó Ngân hàng Nhà nước đề ra những giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm hạ nhiệt lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lượng vốn bơm ra trên thị trường mở, tăng thêm kỳ hạn 2 tuần (14 ngày) bên cạnh các kỳ hạn đang duy trì hiện nay.
Cũng theo đại diện của Ngân hàng Nhà nước, những ngày gần đây lãi suất huy động từ thị trường dân cư tăng cao do cộng hưởng nhiều yếu tố. Do vậy cần có thời gian để các ngân hàng ổn định thanh khoản, từ đó giảm dần mặt bằng lãi suất huy động./.
Ngày 11/11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động VND. Theo điều chỉnh này, SeABank là ngân hàng đầu tiên chính thức có mốc lãi suất 13%/năm trên bảng niêm yết, áp cho hai kỳ hạn 12 và 13 tháng.
Còn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) cũng tiếp tục có biểu lãi suất huy động mới. Đây là lần thứ ba chỉ trong bốn ngày ACB áp biểu lãi suất mới. Lần này, điểm chú ý là ở sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 378 ngày các kỳ hạn ngắn 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần đều đồng loạt ở mức 12%/năm.
Biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ ngày 11/11 của Ngân hàng Việt Á bổ sung cột lãi suất cộng với khách hàng gửi kỳ hạn từ 1 tháng, cam kết không rút trước hạn. Mức cộng thêm từ 0,5-1,5%/năm, chưa kể nếu gửi số tiền từ 500 triệu đồng trở lên được cộng thêm lãi suất từ 0,1-0,2%/năm. Như vậy tính ra lãi suất cao nhất lên đến 13,7%/năm.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng còn “biến tướng” lãi suất thành phiếu cào như tại Navibank phiếu cào tương ứng với lãi suất cộng thêm 1%/năm. Tại Ngân hàng Đông Á khách hàng được bốc thăm phiếu cào, mệnh giá 10.000-30.000 đồng/phiếu.
Đặc biệt, một số ngân hàng còn niêm yết một biểu lãi suất kiểu 'đường thẳng' tuyệt đối 12% ở các kỳ hạn.
Lãi suất tiết kiệm theo chương trình Phát Lộc được Techcombank đẩy lên 12% ở tất các kỳ hạn (số tiền gửi tối thiểu là 5 triệu đồng và không được rút trước hạn). Trừ các khoản gửi không kỳ hạn, tất cả các khoản tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của khách hàng gửi tại Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội đều được hưởng lãi 12% một năm.
Như vậy, thị trường có thêm thành viên áp lãi suất huy động VND vượt trên mốc 12%/năm đồng thuận mà Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thông báo thực hiện trước đó.
Trên thị trường lúc này bắt đầu xuất hiện những thông tin lãi suất huy động trên thực tế có thể lên đến trên 13%/năm đối với các khoản tiền gửi lớn mà khách hàng có thể đàm phán với ngân hàng.
Để giải toả tâm lý về lãi suất, chiều 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã triệu tập lãnh đạo các thành viên thị trường mở để đưa ra giải pháp cho tình trạng căng thẳng lãi suất mấy ngày qua, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, những ngày qua lãi suất tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý. Trên cơ sở đó Ngân hàng Nhà nước đề ra những giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm hạ nhiệt lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lượng vốn bơm ra trên thị trường mở, tăng thêm kỳ hạn 2 tuần (14 ngày) bên cạnh các kỳ hạn đang duy trì hiện nay.
Cũng theo đại diện của Ngân hàng Nhà nước, những ngày gần đây lãi suất huy động từ thị trường dân cư tăng cao do cộng hưởng nhiều yếu tố. Do vậy cần có thời gian để các ngân hàng ổn định thanh khoản, từ đó giảm dần mặt bằng lãi suất huy động./.
Minh Thúy (Vietnam+)