Cuối tuần qua, nhiều ngân hàng Hy Lạp đã công bố bị lỗ ròng trong năm ngoái do phải hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của nước này.
Đây được coi là một phần của gói hỗ trợ tài chính thứ hai dành cho quốc gia nợ nần chồng chất này, mặc dù bản thân hệ thống ngân hàng Hy Lạp cũng đang phải oằn mình dưới sức ép cân bằng bảng quyết toán.
Ngân hàng quốc gia Hy Lạp (NBG) - ngân hàng lớn nhất Hy Lạp cho biết, NBG lỗ ròng 12,3 tỷ euro (16 tỷ USD) trong năm 2011 sau khi dành 10,75 tỷ euro cho gói hỗ trợ hạ giảm nợ công.
Việc giảm nợ này được thỏa thuận là một phần của gói cứu trợ quốc tế thứ hai dành cho Hy Lạp, theo đó các nhà đầu tư tư nhân hoán đổi các trái phiếu chính phủ cũ lấy các trái phiếu mới, nhằm cắt giảm khoảng 100 tỷ euro trong khoản nợ công khổng lồ của Hy Lạp.
Gói hỗ trợ lần thứ nhất trị giá 110 tỷ euro do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phối hợp tiến hành hồi tháng 5/2010 đã không giúp ngăn cho Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, và nước này buộc phải có thêm gói cứu trợ lần hai.
Một ngân hàng khác là Alpha Bank cũng báo lỗ ròng 3,8 tỷ euro trong năm 2011, đẩy tỷ lệ dự trữ vốn lõi Tier 1 - thước đo chủ chốt sức khỏe tài chính, của ngân hàng này giảm hơn 8 điểm phần trăm xuống mức 3,0%.
Các nhà giám sát quốc tế hiện đang muốn các ngân hàng lớn ở châu Âu có tỷ lệ lõi Tier 1 ở mức 9,0%, trong khi ngân hàng trung ương Hy Lạp còn yêu cầu ở mức cao hơn là 10%. Điều này đồng nghĩa với việc Alpha Bank sẽ còn cần phải huy động một nguồn vốn khổng lồ để đáp ứng yêu cầu trên.
Alpha Bank nói rằng, nghĩa vụ đóng góp vào thỏa thuận cắt giảm nợ công đã khiến ngân hàng bị lỗ ròng 3,81 tỷ euro trong năm 2011, song nếu không tính khoản lỗ trên thì ngân hàng này vẫn có lãi 21,4 triệu euro trong năm 2011.
Eurobank, ngân hàng đáng ra đã sáp nhập với Alpha Bank hồi tháng 12 năm ngoái để tạo ra một ngân hàng lớn nhất Hy Lạp với kế hoạch tăng vốn thêm 3,9 tỷ euro, cũng báo lỗ ròng 5,5 tỷ euro (7,15 tỷ USD) trong năm 2011 sau khi tham gia cứu trợ giảm nợ 4,6 tỷ euro.
Tháng Ba vừa qua, Alpha Bank cho biết, ngân hàng này đã bày tỏ mong muốn không tiến hành các cuộc thương thảo về sáp nhập với Eurobank nữa do cả hai ngân hàng này đều đang bị ảnh hưởng mạnh từ nghĩa vụ cắt giảm nợ công.
Piraeus Bank, ngân hàng thứ tư trong bộ tứ đại gia ngân hàng Hy Lạp cũng bị lỗ 6,3 tỷ euro trong năm 2010 mặc dù ngân hàng này quá khó khăn nên không phải tham gia vào việc hoán đổi trái phiếu nợ của chính phủ.
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cuối tuần qua cho hay, chương trình tái cấp vốn cho các ngân hàng là yếu tố sống còn đối với sự phục hồi của ngân hàng đồng thời hoan nghênh khoản cứu trợ trị giá khoảng 25 tỷ euro của các đối tác của Athens trong gói hỗ trợ giảm nợ lần hai.
Tuy nhiên, ông Papademos cho biết, nếu các ngân hàng đã dư dả tín dụng thì họ phải đảm bảo rằng họ phải cho vay, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, nhằm thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp - hiện đang ở năm thứ 5 suy thoái.
Các nhà phân tích cho rằng, nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ mới (Hy Lạp tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 6/5 tới) là sẽ nắm quyền kiểm soát các ngân hàng để khai thông nguồn tín dụng, nếu không toàn bộ đất nước này sẽ sụp đổ.
Chuyên gia tư vấn tài chính Stylianos Padelidakis của hãng Primexis cuối tuần qua cảnh báo: "Điều đầu tiên mà chính phủ mới cần phải làm là buộc các ngân hàng phải hỗ trợ thực sự cho nền kinh tế. Tái cấp vốn cho các ngân hàng là hoạt động quan trọng và phức tạp thứ hai trong việc giải quyết nợ công. Đây là bài kiểm tra về sự ổn định và tính tin cậy của hệ thống ngân hàng."./.
Đây được coi là một phần của gói hỗ trợ tài chính thứ hai dành cho quốc gia nợ nần chồng chất này, mặc dù bản thân hệ thống ngân hàng Hy Lạp cũng đang phải oằn mình dưới sức ép cân bằng bảng quyết toán.
Ngân hàng quốc gia Hy Lạp (NBG) - ngân hàng lớn nhất Hy Lạp cho biết, NBG lỗ ròng 12,3 tỷ euro (16 tỷ USD) trong năm 2011 sau khi dành 10,75 tỷ euro cho gói hỗ trợ hạ giảm nợ công.
Việc giảm nợ này được thỏa thuận là một phần của gói cứu trợ quốc tế thứ hai dành cho Hy Lạp, theo đó các nhà đầu tư tư nhân hoán đổi các trái phiếu chính phủ cũ lấy các trái phiếu mới, nhằm cắt giảm khoảng 100 tỷ euro trong khoản nợ công khổng lồ của Hy Lạp.
Gói hỗ trợ lần thứ nhất trị giá 110 tỷ euro do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phối hợp tiến hành hồi tháng 5/2010 đã không giúp ngăn cho Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, và nước này buộc phải có thêm gói cứu trợ lần hai.
Một ngân hàng khác là Alpha Bank cũng báo lỗ ròng 3,8 tỷ euro trong năm 2011, đẩy tỷ lệ dự trữ vốn lõi Tier 1 - thước đo chủ chốt sức khỏe tài chính, của ngân hàng này giảm hơn 8 điểm phần trăm xuống mức 3,0%.
Các nhà giám sát quốc tế hiện đang muốn các ngân hàng lớn ở châu Âu có tỷ lệ lõi Tier 1 ở mức 9,0%, trong khi ngân hàng trung ương Hy Lạp còn yêu cầu ở mức cao hơn là 10%. Điều này đồng nghĩa với việc Alpha Bank sẽ còn cần phải huy động một nguồn vốn khổng lồ để đáp ứng yêu cầu trên.
Alpha Bank nói rằng, nghĩa vụ đóng góp vào thỏa thuận cắt giảm nợ công đã khiến ngân hàng bị lỗ ròng 3,81 tỷ euro trong năm 2011, song nếu không tính khoản lỗ trên thì ngân hàng này vẫn có lãi 21,4 triệu euro trong năm 2011.
Eurobank, ngân hàng đáng ra đã sáp nhập với Alpha Bank hồi tháng 12 năm ngoái để tạo ra một ngân hàng lớn nhất Hy Lạp với kế hoạch tăng vốn thêm 3,9 tỷ euro, cũng báo lỗ ròng 5,5 tỷ euro (7,15 tỷ USD) trong năm 2011 sau khi tham gia cứu trợ giảm nợ 4,6 tỷ euro.
Tháng Ba vừa qua, Alpha Bank cho biết, ngân hàng này đã bày tỏ mong muốn không tiến hành các cuộc thương thảo về sáp nhập với Eurobank nữa do cả hai ngân hàng này đều đang bị ảnh hưởng mạnh từ nghĩa vụ cắt giảm nợ công.
Piraeus Bank, ngân hàng thứ tư trong bộ tứ đại gia ngân hàng Hy Lạp cũng bị lỗ 6,3 tỷ euro trong năm 2010 mặc dù ngân hàng này quá khó khăn nên không phải tham gia vào việc hoán đổi trái phiếu nợ của chính phủ.
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cuối tuần qua cho hay, chương trình tái cấp vốn cho các ngân hàng là yếu tố sống còn đối với sự phục hồi của ngân hàng đồng thời hoan nghênh khoản cứu trợ trị giá khoảng 25 tỷ euro của các đối tác của Athens trong gói hỗ trợ giảm nợ lần hai.
Tuy nhiên, ông Papademos cho biết, nếu các ngân hàng đã dư dả tín dụng thì họ phải đảm bảo rằng họ phải cho vay, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, nhằm thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp - hiện đang ở năm thứ 5 suy thoái.
Các nhà phân tích cho rằng, nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ mới (Hy Lạp tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 6/5 tới) là sẽ nắm quyền kiểm soát các ngân hàng để khai thông nguồn tín dụng, nếu không toàn bộ đất nước này sẽ sụp đổ.
Chuyên gia tư vấn tài chính Stylianos Padelidakis của hãng Primexis cuối tuần qua cảnh báo: "Điều đầu tiên mà chính phủ mới cần phải làm là buộc các ngân hàng phải hỗ trợ thực sự cho nền kinh tế. Tái cấp vốn cho các ngân hàng là hoạt động quan trọng và phức tạp thứ hai trong việc giải quyết nợ công. Đây là bài kiểm tra về sự ổn định và tính tin cậy của hệ thống ngân hàng."./.
Thùy Chi (TTXVN)