Hàng nghìn cổ đông vừa tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) ra tòa đòi bồi thường khoản tiền lên tới 3,5 tỷ bảng (khoảng 5,6 tỷ USD) vì cho rằng ngân hàng này đã cố tình lừa dối để các cổ đông tin rằng RBS đang có "sức khỏe" tài chính tốt ngay trước khi bị sụp đổ năm 2008.
Các cổ đông tham gia vụ kiện tập thể này gồm có 12.000 nhà đầu tư cá nhân và hơn 90 tổ chức; trong đó có 20 tổ chức từ thiện cũng như các nhà thờ, quỹ lương, công ty quản lý quỹ và công ty môi giới tư nhân.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008, RBS đã tuyên bố phát hành cổ phiếu mới cho các nhà đầu tư nhằm tăng vốn thêm 12 tỷ bảng và nâng cao "sức khỏe" tài chính của ngân hàng này.
Tuy nhiên, các cổ đông cho rằng mục đích thực sự của đợt phát hành cổ phiếu này không được tiết vào thời điểm đó và các thành viên ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra thông tin sai sự thật nhằm chứng minh rằng RBS có khả năng tài chính tốt.
Trong vụ này, các cổ đông cũng kiện một số nhân vật cao cấp của RBS, trong đó có cựu Chủ tịch Tom McKillop và cựu Giám đốc điều hành Fred Goodwin.
Ngân hàng này sẽ có 30 ngày để giải quyết vụ bê bối này, bằng việc chấp nhận bồi thường hoặc sẽ phải ra hầu tòa.
RBS đã thoát được tình trạng vỡ nợ vào năm 2008 nhờ vào khoản cứu trợ từ Chính phủ Anh và hiện nay 82% cổ phần của ngân hàng này thuộc sở hữu của chính phủ./.
Các cổ đông tham gia vụ kiện tập thể này gồm có 12.000 nhà đầu tư cá nhân và hơn 90 tổ chức; trong đó có 20 tổ chức từ thiện cũng như các nhà thờ, quỹ lương, công ty quản lý quỹ và công ty môi giới tư nhân.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008, RBS đã tuyên bố phát hành cổ phiếu mới cho các nhà đầu tư nhằm tăng vốn thêm 12 tỷ bảng và nâng cao "sức khỏe" tài chính của ngân hàng này.
Tuy nhiên, các cổ đông cho rằng mục đích thực sự của đợt phát hành cổ phiếu này không được tiết vào thời điểm đó và các thành viên ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra thông tin sai sự thật nhằm chứng minh rằng RBS có khả năng tài chính tốt.
Trong vụ này, các cổ đông cũng kiện một số nhân vật cao cấp của RBS, trong đó có cựu Chủ tịch Tom McKillop và cựu Giám đốc điều hành Fred Goodwin.
Ngân hàng này sẽ có 30 ngày để giải quyết vụ bê bối này, bằng việc chấp nhận bồi thường hoặc sẽ phải ra hầu tòa.
RBS đã thoát được tình trạng vỡ nợ vào năm 2008 nhờ vào khoản cứu trợ từ Chính phủ Anh và hiện nay 82% cổ phần của ngân hàng này thuộc sở hữu của chính phủ./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)