Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất mới

Nhiều chuyên gia tài chính lo ngại, để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các doanh nghiệp, cùng với áp lực tăng vốn điều lệ đối với ngân hàng vừa và nhỏ, các ngân hàng thương mại đang bắt đầu một “cuộc đua” tăng lãi suất huy động mới.

Nhiều chuyên gia tài chính lo ngại, để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các doanh nghiệp, cùng với áp lực tăng vốn điều lệ đối với ngân hàng vừa và nhỏ, các ngân hàng thương mại đang bắt đầu một “cuộc đua” tăng lãi suất huy động mới.

Khởi động tăng lãi suất


Mới đây nhất, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã đưa ra mức lãi suất hấp dẫn là 8,7%, cao nhất trong thời điểm hiện nay và mức lãi suất này chỉ được áp dụng cho tiền gửi VND kỳ hạn 36 tháng. Ngân hàng Việt Á cũng nâng lãi suất huy động đối với tất cả các kỳ hạn từ 0,2 đến 0,5%, theo đó mức dài hạn 36 tháng là 8,5%/năm.

Trước đó, mức lãi suất huy động VND cao nhất thuộc về Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) với mức tăng từ 0,1% đến 0,9%/năm ở các kỳ hạn, nâng lên 8,4%/năm ở kỳ hạn 24 tháng và 8%/năm ở kỳ hạn 9 tháng. Tiếp đến là Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) với mức lãi suất huy động VND tăng lên 8,2%/năm.

Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã nhập cuộc. Ghi nhận từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức tăng phổ biến trong tuần là từ 0,2 đến 0,5%/năm. Không giống như cuộc chạy đua đầu năm trước, đợt điều chỉnh này tập trung vào tiền gửi dài hạn từ 24 đến 36 tháng.

Cùng với quyết định điều chỉnh tăng trực tiếp ở biểu lãi suất huy động mới, một số ngân hàng, cả quốc doanh và cổ phần, cũng tuyên bố sẽ triển khai phát hành các đợt kỳ phiếu VND có lãi suất cao hơn lãi huy động thông thường.

Với " trào lưu" tăng lãi suất huy động vốn, nhiều ngân hàng cũng khởi động lại chương trình cho vay tiêu dùng với thời gian giải quyết thủ tục “siêu tốc” đến mức khó tin như Dongabank, LienVietBank, ABBank, SeABank hay OceanBank.

Rất nhiều người háo hức trước thông tin này, tuy nhiên các chuyên gia lo ngại, việc các ngân hàng dễ dàng cho vay tiêu dùng sẽ dẫn đến lạm chi. Bởi điều này sẽ kích thích người dân chi tiêu quá mức cần thiết, thậm chí sử dụng tiền vay để mua sắm xe hơi, đồ đắt tiền xa xỉ. Đến một lúc nào đó, nếu dân không đảm bảo trả nợ, sẽ tạo một gánh nặng cho cả ngân hàng lẫn người đi vay.

Áp lực đè nặng

Theo một số ngân hàng, việc mở rộng các dòng vốn “lưu thông” vào mục đích cho vay như gói vay hỗ trợ kích cầu, gói vay hỗ trợ lãi suất ưu đãi 4%, gói vay tiêu dùng đã gây áp lực lên các ngân hàng, đặc biệt là áp lực khi kế hoạch tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đã hoàn tất.

Điều này đã dẫn đến cuộc “chạy đua” điều chỉnh lãi suất huy động nhằm đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp và tiêu dùng tăng cao. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng thương mại đều xác định năm nay là năm chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Có ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên tới 50%. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ định hướng dự kiến tăng khoảng 21 đến 23% và chưa có giới hạn cụ thể để khống chế.

Thế nhưng, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng vẫn là bài toán khó giải. Thực tế cho thấy 2 tháng đầu năm, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm mạnh, trần cho vay còn 10,5%/năm, cộng với chủ trương hỗ trợ 4%/năm lãi suất của Chính phủ, nhưng theo các ngân hàng, dư nợ tín dụng vẫn tăng chậm.

Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 2 tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn ước đạt hơn 587.500 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái; còn dư nợ tín dụng đạt gần 501.070 tỷ đồng, tăôắihn 13% so với cùng kỳ và chỉ tăng khoảng 0,7%/năm so với tháng trước đó.

Con số trên cho thấy, mặc dù số lượng khách hàng đăng ký tham gia vay vốn theo chủ trương kích cầu có tăng, song nguồn vốn giải ngân chưa thực sự như mong muốn. Theo phản ánh của các ngân hàng cổ phần, nguyên do là các doanh nghiệp vẫn chần chừ không vay, dù lãi suất có hạ./.

(Tin tức/Vietanm+)

Tin cùng chuyên mục