Từ việc chỉ lắp rắp các sản phẩm điện tử tiêu dùng thông thường, phục vụ thị trường trong nước, ngành điện tử Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang sản xuất phụ tùng linh kiện điện tử xuất khẩu và tự thiết kế chế tạo được một số sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin được thị trường trong nước cũng như khu vực chấp nhận.
Nhận định trên được đưa ra tại hội thảo “Cơ hội và giải pháp hỗ trợ ngành điện tử và tin học Việt Nam phát triển bền vững” do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA) và Công ty Dun & Bradstreet (D&B) tổ chức ngày 16/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển với nhiều dự án lớn ứng dụng công nghệ cao của các hãng điện tử hàng đầu như Intel, Canon, Foxconn, Samsung, Nokia… kèm theo nhiều dự án vệ tinh sản xuất phụ tùng linh kiện khác.
Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia…, đồng thời hàng điện tử Việt Nam cũng đã từng bước vào được các thị trường Mỹ, châu Mỹ Latin, EU, châu Phi…
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam còn hạn chế so với các nước trong khu vực, nhưng mức xuất khẩu tăng trưởng khá nhanh do ngành đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và được đánh giá là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư.
Chủ tịch VEIA Lê Ngọc Sơn, cho biết: ngành điện tử Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng đáng ghi nhận, tuy nhiên hiện tại vẫn còn một số vấn đề khó khăn như cơ cấu sản phẩm của ngành đang bị mất cân đối, trong đó sản phẩm tiêu dùng chiếm 70%, còn sản phẩm điện tử chuyên dụng chỉ có 30%; phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính hạn chế...
Trong thời gian tới, để tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành điện tử ở cả thị trường trong và ngoài nước cần phải đầu tư công nghệ sản xuất, chú trọng khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm; tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất phụ tùng linh kiện đáp ứng yêu cầu của sản xuất./.
Nhận định trên được đưa ra tại hội thảo “Cơ hội và giải pháp hỗ trợ ngành điện tử và tin học Việt Nam phát triển bền vững” do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA) và Công ty Dun & Bradstreet (D&B) tổ chức ngày 16/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển với nhiều dự án lớn ứng dụng công nghệ cao của các hãng điện tử hàng đầu như Intel, Canon, Foxconn, Samsung, Nokia… kèm theo nhiều dự án vệ tinh sản xuất phụ tùng linh kiện khác.
Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia…, đồng thời hàng điện tử Việt Nam cũng đã từng bước vào được các thị trường Mỹ, châu Mỹ Latin, EU, châu Phi…
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam còn hạn chế so với các nước trong khu vực, nhưng mức xuất khẩu tăng trưởng khá nhanh do ngành đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và được đánh giá là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư.
Chủ tịch VEIA Lê Ngọc Sơn, cho biết: ngành điện tử Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng đáng ghi nhận, tuy nhiên hiện tại vẫn còn một số vấn đề khó khăn như cơ cấu sản phẩm của ngành đang bị mất cân đối, trong đó sản phẩm tiêu dùng chiếm 70%, còn sản phẩm điện tử chuyên dụng chỉ có 30%; phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính hạn chế...
Trong thời gian tới, để tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành điện tử ở cả thị trường trong và ngoài nước cần phải đầu tư công nghệ sản xuất, chú trọng khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm; tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất phụ tùng linh kiện đáp ứng yêu cầu của sản xuất./.
Mỹ Phương (TTXVN)