Ngày 4/7, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về việc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 20-KL/TW của Bộ Chính trị khóa IX; phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc làm việc.
Tham dự cuộc làm việc có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Kết luận số 20-KL/TW được Bộ Chính trị khóa IX ban hành ngày 2/6/2003 “về kết quả sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV và một số chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2005 và 2010.”
Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận 20-KL/TW, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ, sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 9,75%/năm, bình quân 2 năm 2011-2012 tăng trưởng 8,18%; GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 20,23 triệu đồng, tăng 4 lần so với năm 2002. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2012 so với năm 2003 tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 38,18% xuống còn 26,64%, công nghiệp-xây dựng tăng từ 26,03% lên 31,95%, dịch vụ tăng từ 35,79% lên 41,41%.
Thu ngân sách hàng năm tăng khá, năm 2003 thu đạt 1.570 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 5.692 tỷ đồng (gấp 3,62 lần). Các lĩnh vực đều tăng trưởng khá và thu được kết quả vượt bậc. Sản xuất lương thực đạt trên 1 triệu tấn/năm. Tỉnh đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh mía, cao su, chè, cam, cỏ nuôi bò sữa... Độ che phủ rừng tăng từ 42,8% năm 2003 lên 54% năm 2012.
Công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,03%/năm, dịch vụ thương mại tăng 11,3%/năm. Nghệ An đã và đang trở thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trên 6 lĩnh vực là du lịch-dịch vụ; tài chính ngân hàng; bưu chính viễn thông-khoa học công nghệ; y tế; giáo dục; phát triển đô thị. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3%/năm, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 15,61%. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường, có nhiều đổi mới về hình thức, phương pháp và chất lượng, hiệu quả được nâng lên.
Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, là một tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Từ vị trí, đặc điểm, yêu cầu phát triển của tỉnh, Nghệ An kiến nghị Bộ Chính trị xem xét, cho chủ trương để Nghệ An được triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, theo hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Tại cuộc làm việc, Bộ Chính trị thống nhất đánh giá hơn 10 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, nghiêm túc triển khai thực hiện Kết luận số 20 của Bộ Chính trị và đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội... tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Nghệ An chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của mình. Đến nay Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, mức tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra và chưa bền vững, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa thu hút được đầu tư, chưa tạo được mũi nhọn đột phá, thu nhập bình quân đầu người thấp (bằng 70% bình quân chung của cả nước), số lao động thiếu việc làm còn lớn, tội phạm và tệ nạn ma túy còn diễn biến và tiềm ẩn phức tạp, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. Công tác cải cách hành chính và năng lực chỉ đạo điều hành của một số bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Bộ Chính trị cơ bản nhất trí với mục tiêu tổng quát, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển Nghệ An đến năm 2020, đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực, đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; xây dựng Nghệ An thành trung tâm kinh tế-xã hội của vùng.
Bộ Chính trị nhất trí cao ra Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội Nghệ An đến năm 2020, gồm những chủ trương, chính sách, tư tưởng chỉ đạo lớn, với mong muốn sắp tới Nghệ An vươn lên phát triển mạnh mẽ hơn nữa, để đến năm 2020 đạt được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra - cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, xứng đáng với vai trò trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ.
Bộ Chính trị cũng đã cơ bản nhất trí với các kiến nghị, đề xuất của Nghệ An liên quan đến cơ chế, chính sách, nguồn lực... và giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét giải quyết.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu bật vị trí, vai trò quan trọng, tiềm năng lợi thế, cũng như đòi hỏi Nghệ An phải tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều danh nhân, lãnh tụ xuất sắc của Đảng và Nhà nước; một tỉnh giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là địa phương có diện tích tự nhiên rộng nhất nước, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa lâu đời; dân số hơn 3 triệu người; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ sang Lào, Thái Lan; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh, Nghệ An hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển đi lên.
Tổng Bí thư nhấn mạnh để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, Nghệ An cần đổi mới tư duy theo hướng đi lên bằng chính sức mạnh nội lực; đặt sự phát triển của Nghệ an trong sự phát triển chung của vùng, có sự liên kết, gắn kết với các địa phương xung quanh. Tỉnh cần phát huy mạnh nội lực thông qua phát triển các thành phần kinh tế, bao gồm cả kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; phát huy tối đa các nguồn lực, không chỉ đề nghị Trung ương hỗ trợ, mặc dù sự hỗ trợ của Trung ương là cần thiết. Bên cạnh đó, Nghệ An cần chú ý vấn đề an ninh tôn giáo, phát triển khu vực miền Tây.
Tổng Bí thư lưu ý Nghệ An cần rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là phải nâng cao tinh thần đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Tổng Bí thư mong muốn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An - tỉnh đầu tiên có Nghị quyết của Bộ Chính trị, sẽ nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế, kết hợp với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét trên thực tế.
Trước đó, ngày 1/7, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, được Bộ Chính trị phân công chỉ đạo chuẩn bị Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 20-KL/TW của Bộ Chính trị, cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghệ An để hoàn thiện Báo cáo trước khi trình Bộ Chính trị tại buổi làm việc này./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc làm việc.
Tham dự cuộc làm việc có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Kết luận số 20-KL/TW được Bộ Chính trị khóa IX ban hành ngày 2/6/2003 “về kết quả sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV và một số chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2005 và 2010.”
Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận 20-KL/TW, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ, sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 9,75%/năm, bình quân 2 năm 2011-2012 tăng trưởng 8,18%; GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 20,23 triệu đồng, tăng 4 lần so với năm 2002. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2012 so với năm 2003 tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 38,18% xuống còn 26,64%, công nghiệp-xây dựng tăng từ 26,03% lên 31,95%, dịch vụ tăng từ 35,79% lên 41,41%.
Thu ngân sách hàng năm tăng khá, năm 2003 thu đạt 1.570 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 5.692 tỷ đồng (gấp 3,62 lần). Các lĩnh vực đều tăng trưởng khá và thu được kết quả vượt bậc. Sản xuất lương thực đạt trên 1 triệu tấn/năm. Tỉnh đã hình thành và phát triển các vùng chuyên canh mía, cao su, chè, cam, cỏ nuôi bò sữa... Độ che phủ rừng tăng từ 42,8% năm 2003 lên 54% năm 2012.
Công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,03%/năm, dịch vụ thương mại tăng 11,3%/năm. Nghệ An đã và đang trở thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trên 6 lĩnh vực là du lịch-dịch vụ; tài chính ngân hàng; bưu chính viễn thông-khoa học công nghệ; y tế; giáo dục; phát triển đô thị. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3%/năm, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 15,61%. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường, có nhiều đổi mới về hình thức, phương pháp và chất lượng, hiệu quả được nâng lên.
Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, là một tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Từ vị trí, đặc điểm, yêu cầu phát triển của tỉnh, Nghệ An kiến nghị Bộ Chính trị xem xét, cho chủ trương để Nghệ An được triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, theo hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Tại cuộc làm việc, Bộ Chính trị thống nhất đánh giá hơn 10 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, nghiêm túc triển khai thực hiện Kết luận số 20 của Bộ Chính trị và đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội... tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Nghệ An chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của mình. Đến nay Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, mức tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra và chưa bền vững, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa thu hút được đầu tư, chưa tạo được mũi nhọn đột phá, thu nhập bình quân đầu người thấp (bằng 70% bình quân chung của cả nước), số lao động thiếu việc làm còn lớn, tội phạm và tệ nạn ma túy còn diễn biến và tiềm ẩn phức tạp, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. Công tác cải cách hành chính và năng lực chỉ đạo điều hành của một số bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Bộ Chính trị cơ bản nhất trí với mục tiêu tổng quát, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển Nghệ An đến năm 2020, đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực, đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; xây dựng Nghệ An thành trung tâm kinh tế-xã hội của vùng.
Bộ Chính trị nhất trí cao ra Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội Nghệ An đến năm 2020, gồm những chủ trương, chính sách, tư tưởng chỉ đạo lớn, với mong muốn sắp tới Nghệ An vươn lên phát triển mạnh mẽ hơn nữa, để đến năm 2020 đạt được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra - cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, xứng đáng với vai trò trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ.
Bộ Chính trị cũng đã cơ bản nhất trí với các kiến nghị, đề xuất của Nghệ An liên quan đến cơ chế, chính sách, nguồn lực... và giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét giải quyết.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu bật vị trí, vai trò quan trọng, tiềm năng lợi thế, cũng như đòi hỏi Nghệ An phải tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều danh nhân, lãnh tụ xuất sắc của Đảng và Nhà nước; một tỉnh giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là địa phương có diện tích tự nhiên rộng nhất nước, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa lâu đời; dân số hơn 3 triệu người; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ sang Lào, Thái Lan; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh, Nghệ An hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển đi lên.
Tổng Bí thư nhấn mạnh để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, Nghệ An cần đổi mới tư duy theo hướng đi lên bằng chính sức mạnh nội lực; đặt sự phát triển của Nghệ an trong sự phát triển chung của vùng, có sự liên kết, gắn kết với các địa phương xung quanh. Tỉnh cần phát huy mạnh nội lực thông qua phát triển các thành phần kinh tế, bao gồm cả kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; phát huy tối đa các nguồn lực, không chỉ đề nghị Trung ương hỗ trợ, mặc dù sự hỗ trợ của Trung ương là cần thiết. Bên cạnh đó, Nghệ An cần chú ý vấn đề an ninh tôn giáo, phát triển khu vực miền Tây.
Tổng Bí thư lưu ý Nghệ An cần rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là phải nâng cao tinh thần đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Tổng Bí thư mong muốn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An - tỉnh đầu tiên có Nghị quyết của Bộ Chính trị, sẽ nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế, kết hợp với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét trên thực tế.
Trước đó, ngày 1/7, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, được Bộ Chính trị phân công chỉ đạo chuẩn bị Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 20-KL/TW của Bộ Chính trị, cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghệ An để hoàn thiện Báo cáo trước khi trình Bộ Chính trị tại buổi làm việc này./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN)