Theo một nghiên cứu vừa được công bố, trong số nghị sỹ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), các nghị sỹ Italy là những người được trả lương cao nhất.
Điều này đang làm gia tăng áp lực đối với Chính phủ Italy đòi phải giảm đáng kể lương bổng của các nghị sỹ giữa lúc nước này đang phải vật lộn nhằm cắt giảm nợ công và thúc đẩy tăng trưởng.
Nghiên cứu trên, do một ủy ban của Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) thực hiện, cho thấy mức lương trung bình hàng tháng cho các nghị sỹ nước này, bao gồm cả các phụ phí khác, là hơn 16.000 euro, và thậm chí một số nghị sỹ còn có mức lương hàng tháng bình quân vượt quá 18.000 euro.
Các nghị sỹ Pháp có thù lao hàng tháng khoảng 14.000 euro, xếp hàng thứ hai trong EU, tiếp đó là các nghị sỹ Đức 12.650 euro, Hy Lạp 8.594 euro và Anh 6.562 euro. Trong khi đó, các nghị sỹ Tây Ban Nha có mức lương trung bình hàng tháng tệ nhất, chỉ 4.650 euro, không bao gồm các chi phí dành cho thư ký.
Nghiên cứu trên đã củng cố những lời kêu gọi đòi cắt giảm lương của các nghị sỹ Italy xuống mức trung bình của Châu Âu trong bối cảnh Chính phủ Mario Monti đang vận động công chúng không nên chi tiêu quá mức và cũng vừa đưa ra gói biện pháp thắt lưng buộc bụng mới trị giá 33 tỷ euro nhằm góp phần cắt giảm khoản nợ công khổng lồ 1.900 tỷ euro của nước này.
Tân Thủ tướng Monti trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Italy hồi tháng 11/2011 đã từng báo hiệu rằng bổng lộc dành cho những tầng lớp được hưởng đặc quyền đặc lợi, nhất là các nghị sỹ, sẽ bị cắt giảm để tiết kiệm ngân sách và cũng là để nêu gương.
Tuy nhiên, các nghị sỹ đã ngay lập tức lên tiếng phản đối mạnh mẽ và chính phủ ngay sau đó tạm thời phải nhượng bộ với việc đồng ý để quốc hội tự quyết định mức lương của các nghị sỹ.
Vì vậy, cho đến nay, các đề xuất cụ thể về cắt giảm chi phí dành cho quốc hội vẫn chưa được đưa ra. Giorgio Saccoia, phát ngôn viên Liên đoàn Lao động Italy (CGIL), tổ chức công đoàn lớn nhất nước này, nói: "Chúng tôi biết rằng chúng ta cần một kế hoạch ngân sách khẩn cấp, và chúng ta sẽ phải có những hy sinh. Nhưng chúng tôi hy vọng những người đang nắm quyền sẽ làm gương trước tiên (cắt giảm lương bổng)."
Trước Lễ Giáng sinh vừa qua, một số nghị sỹ, trong đó có cháu gái của nhà độc tài Benito Mussolini là bà Alessandra Mussolini đã lên tiếng phản đối lại những đề xuất cắt giảm tiền lương của các nghị sỹ xuống còn 5.000 euro/ một tháng.
Bà lập luận rằng “người ta hiện đang muốn các nghị sỹ phải chịu đựng nhiều hơn. Nhưng nếu lương các nghị sỹ có giảm xuống còn 1.000 euro thì người ta lại tiếp tục đòi giảm xuống còn 500 euro.”
Một số chuyên gia cho rằng chính tệ tham nhũng trong quốc hội mới là vấn đề cần phải nhắm đến để giải quyết, chứ không phải là vấn đề tiền lương.
Franco Pavoncello, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học John Cabot ở Rome nói: "Các nghị sỹ nên được trả lương cao nếu họ là những công chức có trình độ, tận tâm với công việc. Hiện có một số nghị sỹ có phẩm chất tốt và tận tâm. Tuy nhiên, cũng có những người đang tham nhũng và mục tiêu vào quốc hội của họ đơn giản là để vận động hành lang và làm giàu cho bản thân”./.
Điều này đang làm gia tăng áp lực đối với Chính phủ Italy đòi phải giảm đáng kể lương bổng của các nghị sỹ giữa lúc nước này đang phải vật lộn nhằm cắt giảm nợ công và thúc đẩy tăng trưởng.
Nghiên cứu trên, do một ủy ban của Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) thực hiện, cho thấy mức lương trung bình hàng tháng cho các nghị sỹ nước này, bao gồm cả các phụ phí khác, là hơn 16.000 euro, và thậm chí một số nghị sỹ còn có mức lương hàng tháng bình quân vượt quá 18.000 euro.
Các nghị sỹ Pháp có thù lao hàng tháng khoảng 14.000 euro, xếp hàng thứ hai trong EU, tiếp đó là các nghị sỹ Đức 12.650 euro, Hy Lạp 8.594 euro và Anh 6.562 euro. Trong khi đó, các nghị sỹ Tây Ban Nha có mức lương trung bình hàng tháng tệ nhất, chỉ 4.650 euro, không bao gồm các chi phí dành cho thư ký.
Nghiên cứu trên đã củng cố những lời kêu gọi đòi cắt giảm lương của các nghị sỹ Italy xuống mức trung bình của Châu Âu trong bối cảnh Chính phủ Mario Monti đang vận động công chúng không nên chi tiêu quá mức và cũng vừa đưa ra gói biện pháp thắt lưng buộc bụng mới trị giá 33 tỷ euro nhằm góp phần cắt giảm khoản nợ công khổng lồ 1.900 tỷ euro của nước này.
Tân Thủ tướng Monti trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Italy hồi tháng 11/2011 đã từng báo hiệu rằng bổng lộc dành cho những tầng lớp được hưởng đặc quyền đặc lợi, nhất là các nghị sỹ, sẽ bị cắt giảm để tiết kiệm ngân sách và cũng là để nêu gương.
Tuy nhiên, các nghị sỹ đã ngay lập tức lên tiếng phản đối mạnh mẽ và chính phủ ngay sau đó tạm thời phải nhượng bộ với việc đồng ý để quốc hội tự quyết định mức lương của các nghị sỹ.
Vì vậy, cho đến nay, các đề xuất cụ thể về cắt giảm chi phí dành cho quốc hội vẫn chưa được đưa ra. Giorgio Saccoia, phát ngôn viên Liên đoàn Lao động Italy (CGIL), tổ chức công đoàn lớn nhất nước này, nói: "Chúng tôi biết rằng chúng ta cần một kế hoạch ngân sách khẩn cấp, và chúng ta sẽ phải có những hy sinh. Nhưng chúng tôi hy vọng những người đang nắm quyền sẽ làm gương trước tiên (cắt giảm lương bổng)."
Trước Lễ Giáng sinh vừa qua, một số nghị sỹ, trong đó có cháu gái của nhà độc tài Benito Mussolini là bà Alessandra Mussolini đã lên tiếng phản đối lại những đề xuất cắt giảm tiền lương của các nghị sỹ xuống còn 5.000 euro/ một tháng.
Bà lập luận rằng “người ta hiện đang muốn các nghị sỹ phải chịu đựng nhiều hơn. Nhưng nếu lương các nghị sỹ có giảm xuống còn 1.000 euro thì người ta lại tiếp tục đòi giảm xuống còn 500 euro.”
Một số chuyên gia cho rằng chính tệ tham nhũng trong quốc hội mới là vấn đề cần phải nhắm đến để giải quyết, chứ không phải là vấn đề tiền lương.
Franco Pavoncello, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học John Cabot ở Rome nói: "Các nghị sỹ nên được trả lương cao nếu họ là những công chức có trình độ, tận tâm với công việc. Hiện có một số nghị sỹ có phẩm chất tốt và tận tâm. Tuy nhiên, cũng có những người đang tham nhũng và mục tiêu vào quốc hội của họ đơn giản là để vận động hành lang và làm giàu cho bản thân”./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)