"Nghiêm khắc với việc dùng chất kích thích tạo nạc"

Trước tình hình người chăn nuôi lợn sử dụng thức ăn có chất kích thích tạo nạc gây xôn xao dư luận thời gian gần đây, ngày 13/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi và Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam tổ chức Hội nghị "nói không với chất kích thích tạo nạc Beta-Agonist trong thức ăn chăn nuôi."

Hầu hết các ý kiến của doanh nghiệp và người chăn nuôi tại hội nghị đều cho rằng, để thực hiện chủ đề này, điều cần làm trước tiên là phải có một chế tài nghiêm khắc.
Trước tình hình người chăn nuôi lợn sử dụng thức ăn có chất kích thích tạo nạc gây xôn xao dư luận thời gian gần đây, ngày 13/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi và Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam tổ chức Hội nghị "nói không với chất kích thích tạo nạc Beta-Agonist trong thức ăn chăn nuôi."

Hầu hết các ý kiến của doanh nghiệp và người chăn nuôi tại hội nghị đều cho rằng, để thực hiện chủ đề này, điều cần làm trước tiên là phải có một chế tài nghiêm khắc.

Còn “giơ cao, đánh khẽ”

Chỉ rõ những tác hại khôn lườngcủa loại hóa chất này, cũng như những công dụng nhất định của nó trong y tế, tiến sỹ Lã Văn Kính, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết Beta-Agonist sử dụng trong thức ăn chăn nuôi sẽ tác động tăng nhịp tim, giãn động mạch vành, giãn cơ cuống phổi và tử cung, kích thích giải phóng insulin cũng như quá trình phân giải glucose. Tuy nhiên, trong ngành y lại được dùng để trị các bệnh hen suyễn và viêm phế quản, trong thú y trị bệnh viêm phế quản ở ngựa, bê và cho điều trị bệnh sản khoa ở bò cái.

Tiến sỹ Kính cho biết, việc sử dụng Beta-Agonist bất hợp pháp không chỉ có ở Việt Nam mà xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia như Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc….

Theo tài liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong khi một bản án tử hình cùng hàng trăm án tù cho cả kẻ sản xuất lẫn cán bộ nhà nước liên quan đến chất tạo nạc ở Trung Quốc, ở Việt Nam, mức xử cao nhất chỉ phạt 25 triệu đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, cùng tội danh làm tổn hại an toàn cộng đồng mà chế tài xử lý ở Việt Nam quá nhẹ thì khó có tính răn đe.

Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, vấn đề sử dụng chất cấm có từ 2002 nhưng chưa đưa ra để xử phạt. Việc này thuộc về vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng chất cấm vẫn qua được cửa khẩu, đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đặt ra.

Ông Công cho biết, một kilogam chất cấm, người bán có thể thu lời tới 17-18 triệu đồng, vì vậy không dễ gì người chăn nuôi từ bỏ, trừ phi có chế tài đủ mạnh. Mức xử phạt như trên là rất không tương xứng với hành vi vi phạm và quá chênh lệch so với chế tài xử phạt của các quốc gia khác.

Ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Bình (Đồng Nai) cho biết, việc sử dụng chất cấm từng được các công ty trong và ngoài nước sử dụng như bí quyết để chiếm lĩnh thị trường. Nhà nước cấm nhưng lại không kiểm tra, giám sát nên sau thời điểm rộ lên (năm 2005-2006) các đối tượng kinh doanh chất cấm đã “rút vào hoạt động bí mật.” Nông dân thì khó có thể phân biệt được chất cấm, cơ quan thú y thì luôn tỏ ra lưỡng lự không dứt khoát trong xử lý.

Cần xử lý mạnh tay

Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, ông Lê Bá Lịch cho biết trước khi diễn ra hội nghị này, Hiệp hội đã mời ba doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi từ Trung Quốc tới dự buổi hội thảo nói không với chất cấm nhưng không doanh nghiệp nào có mặt.

Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi khuyến cáo ngành chăn nuôi trong nước phải cẩn thận, đề cao cảnh giác vì phía Trung Quốc đẩy mạnh truy quét chất cấm nên các loại hóa chất độc hại này có xu hướng chảy sang Việt Nam.

Là người liên tục giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của Thành phố Hồ Chí Minh và kiểm soát sự an toàn trên các sản phẩm chăn nuôi, theo ông Phạm Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thành phố, các mẫu thịt lợn có chất kích thích tạo nạc đã giảm nhưng vẫn còn. Việc đưa ra chế tài chưa mạnh tay, nói không với chất cấm vẫn chỉ trông chờ vào sự nhận thức của người chăn nuôi, nhà sản xuất trong khi biện pháp kiểm tra giám sát vẫn còn lỗ hổng.

Ông Thảo lo ngại, có thể bây giờ nhìn con lợn sử dụng chất cấm biết ngay, nhưng nếu không giải quyết triệt để sẽ có các dạng biến tướng khác, có thể người nuôi sẽ sử dụng từ quá trình nuôi sớm hơn, rất khó nhận ra bằng cảm quan.

Theo ông Thảo, cần thiết phải tổng rà soát để lấp ngay, từ nhập khẩu, đăng ký, lưu thông… phát hiện vi phạm phải xử lý tiêu hủy không chỉ trên gia súc cấm mà cả trên thịt đã giết mổ. Đồng thời, phía Hiệp hội nên công bố thông tin những cơ sở đã đăng ký đạt chất lượng, không sử dụng chất cấm thì người tiêu dùng mới có cơ sở để tin tưởng.

Tiến sỹ Lã Văn Kính cũng hiến kế, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi nên làm cam kết với nhà cung cấp nguyên liệu đảm bảo không có Beta-Agonist và các chất cấm khác, nếu có thì nhà cung cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời lưu mẫu các lô hàng trong 6 tháng.

Hệ lụy từ thông tin sử dụng chất tạo nạc còn tác động mạnh đến ngành chăn nuôi. Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, trên thực tế chỉ có 3% lượng thịt bị sử dụng chất cấm, trong khi 97% thịt lợn trên thị trường là an toàn lại không được công bố với người tiêu dùng.

Người chăn nuôi hiện rất khổ, ngoài sức ép về vốn, chi phí đầu vào còn chịu sức ép về chất lượng. Giá thành chăn nuôi 48.000 đồng/kg, sau khi có thông tin chất cấm giá còn 42.000 đồng/kg, mỗi con lợn người nuôi lỗ tới 800.000 đồng. Vì vậy, việc có những chế tài mạnh tay hơn là rất cần thiết, để người chăn nuôi chân chính không bị vạ lây, người tiêu dùng cũng không quay lưng với thịt lợn./.

Liên Phương (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục