Nghiên cứu mới của CUHK về tình trạng thiếu minh bạch về thông tin tư pháp ở Trung Quốc

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Các nhà nghiên cứu cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã cố tình che giấu hơn 60% các thông tin về tư pháp trong các vụ kiện tụng liên quan đến các công ty công (do Nhà nước nắm cổ phần chi phối), cho dù việc cung […]

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Các nhà nghiên cứu cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã cố tình che giấu hơn 60% các thông tin về tư pháp trong các vụ kiện tụng liên quan đến các công ty công (do Nhà nước nắm cổ phần chi phối), cho dù việc cung cấp thông tin đó đã được luật pháp yêu cầu kể từ năm 2014.

Công trình nghiên cứu “Transparency in an Autocracy: China’s ‘Missing Cases’ in Judicial Opinion Disclosure” (tạm dịch: Tính minh bạch trong chế độ chuyên chế: ‘Các vụ kiện bị mất tích’ của Trung Quốc trong việc tiết lộ ý kiến ​​tư pháp”) đưa ra các bằng chứng cho thấy, các quyết định của tòa án Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng chính trị từ nhánh hành pháp của chính phủ, với sự cố tình che giấu các thông tin tư pháp giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp địa phương ở cùng tỉnh với tòa án.

Giáo sư Tianyu Zhang, Giáo sư Khoa Kế toán, Trường Kinh doanh thuộc Đại học Trung Quốc Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) cho biết: “Điều này phù hợp với quan niệm rằng, các tòa án có nhiều khả năng bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nằm trong tỉnh của họ. Việc công khai các ý kiến ​​tư pháp có thể làm tăng sự chú ý của mọi người về các công ty này và có tác động ngăn các nhà lãnh đạo chính phủ không thể hiện sự thiên vị đối với các đối tượng này”.

Giáo sư Tianyu Zhang, người gần đây đã được Abacus bầu chọn là tác giả đứng thứ hai về số lượng các công trình được công bố , với 6 bài viết về thị trường vốn Trung Quốc được công bố trên các tạp chí cấp 1. Các tác giả khác đã sử dụng tới 2.493 trích dẫn (trong các tài liệu do ông viết) trong giai đoạn 1999-2018.

Phối hợp với Giáo sư Tianyu Zhang, có nhóm nghiên cứu gồm Giáo sư Zhuang Liu, Phó giáo sư Luật và Kinh tế tại CUHK-Thâm Quyến; Giáo sư T.J. Wong, Joseph A. DeBell, Giáo sư Quản trị Kinh doanh và Giáo sư Kế toán tại Trường Kinh doanh Marshall thuộc Đại học Nam California và Giáo sư Yi Yang, Phó giáo sư Kế toán của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập một mẫu các thông tin bắt buộc phải công bố của các công ty, liên quan đến 5.370 vụ kiện tụng từ năm 2008 đến 2016. Sau đó, nhóm đã theo dõi các tiết lộ tư pháp của các vụ án này trên nền tảng trực tuyến của tòa án, thông qua số sê-ri vụ án hoặc tên của các bên liên quan. Và nhóm này thấy rằng, chỉ có 37% các trường hợp được tòa án tiết lộ công khai.

Giáo sư Tianyu Zhang nhận định: “Điều này cho thấy, Chính phủ Trung Quốc đang can thiệp để bưng bít các thông tin tư pháp, mặc dù chúng được Tòa án Nhân dân tối cao (SPC) của Trung Quốc yêu cầu công bố rộng rãi”.

Các ưu đãi chính trị đằng sau tính minh bạch

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xem các quyết định của tòa án có được xác định bởi tình trạng chính trị và kinh tế của các công ty hay không. Giáo sư Tianyu Zhang nhận xét: “Chúng tôi tin rằng, chính quyền địa phương thể hiện sự ưu ái lớn hơn đối với những doanh nghiệp đóng góp tiền thuế lớn cho tỉnh hoặc có quy mô lớn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho tỉnh”.

Ông giải thích: “Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy, chính quyền tỉnh có nhiều khả năng ngăn chặn việc công bố thông tin của tòa án liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh của họ trong năm trước khi có sự bổ nhiệm bí thư tỉnh ủy (Đảng cộng sản Trung Quốc) so với các năm khác. Điều này là do họ muốn tránh bất kỳ thông tin tiêu cực nào có thể gây phương hại hay rủi ro cho cơ hội thăng tiến của vị lãnh đạo của họ”.

Ở đây tất cả các công ty thực hiện nghiêm chỉnh việc công bố thông tin tư pháp theo đúng luật định chắc chắn bị ảnh hưởng ít nhiều về mặt tài chính, bao gồm cả việc cổ phiếu bị giảm giá “bất thường” và gặp khó khăn trong việc có huy động vốn và xử lý nợ khi so sánh với các công ty có vụ kiện với những thông tin liên quan bị “ém nhẹm”.

Tính minh bạch là con dao hai lưỡi

Các phát hiện của nhóm nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng, Chính phủ không ủng hộ các công ty được nêu ra trong các tiết lộ tư pháp và do đó, thị trường nhìn nhận các công ty này một cách tiêu cực. Tính minh bạch thường gắn liền với các nền dân chủ.

Giáo sư Tianyu Zhang cho rằng: “Tính minh bạch trong chế độ chuyên chế là con dao hai lưỡi. Mặc dù tính minh bạch có thể nâng cao tính hợp pháp của một chế độ bằng cách xây dựng niềm tin và tăng cường phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có thể làm tăng sự giám sát của công chúng và làm mất ổn định quyền lực của chính phủ chuyên quyền”.

Tình trạng thiếu dữ liệu về tính minh bạch ở Trung Quốc

Tính minh bạch ở Trung Quốc chưa được nghiên cứu rộng rãi vì thiếu dữ liệu phù hợp. Giáo sư Tianyu Zhang nhận xét: “Rất khó để thu thập đầy đủ thông tin của chính phủ để tiến hành các nghiên cứu mẫu lớn, vì những người lãnh đạo chuyên quyền sợ rằng việc chia sẻ công khai thông tin nhạy cảm sẽ làm mất ổn định quyền lực của họ. Ngay cả khi các quan chức sẵn sàng ra lệnh tiết lộ thông tin, thì việc tìm ra một chuẩn mực phù hợp để đo lường chất lượng công bố thông tin là một thách thức. Thông thường, công chúng không thể phát hiện được nếu như thông tin được tiết lộ có bị can thiệp hay bị bóp méo hay không”.

Ông cho biết thêm: “Trong một chế độ chuyên quyền, công chúng đôi khi biết về việc chính phủ cố tình giấu hoặc trì hoãn một báo cáo về thông tin nhạy cảm. Chẳng hạn như vụ bê bối sữa bột ở Trung Quốc xảy ra trong thời gian tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 [khi melamine được cho thêm vào sữa bột trẻ em]. Song đó chỉ là một ngoại lệ”.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, Tòa án Nhân dân tối cao của Trung Quốc đã bắt buộc các tòa án Trung Quốc phải công bố các ý kiến ​​tư pháp trực tuyến. Các trường hợp được miễn trừ là các trường hợp có liên quan đến bí mật nhà nước và quyền riêng tư cá nhân, tội phạm vị thành niên, các trường hợp được kết luận bởi hòa giải do tòa án quản lý và các bản án khác được coi là không phù hợp để tiết lộ trên Internet.

Trong sách trắng năm 2015, Tòa án Nhân dân tối cao của Trung Quốc thừa nhận rằng, mục đích của việc cải thiện tính minh bạch là “tạo điều kiện cho sự công bằng tư pháp, ngăn ngừa tham nhũng trong hệ thống tư pháp và cải thiện uy tín tư pháp”. Động thái này có nghĩa là các nhà nghiên cứu đã truy cập vào một trang web tiết lộ tập trung chuyên dụng có tên: “Các phán quyết của Tòa án Trung Quốc”, trong đó tất cả các tòa án phải tải lên ý kiến ​​tư pháp của mình để tham khảo ý kiến ​​công chúng. Họ cũng có thể sử dụng một mẫu toàn diện về các vụ kiện tụng của các công ty niêm yết thông qua các tiết lộ riêng của các công ty – được ủy quyền bởi Luật Chứng khoán Trung Quốc – như một mẫu các trường hợp chuẩn để so sánh trực tiếp với công bố tư pháp của tòa án.

Giáo sư Tianyu Zhang bình luận: “Điều này có nghĩa là chúng tôi có thể xác định những vụ kiện tụng của công ty mà tòa án đã không công bố và tại sao họ lại đưa ra quyết định như vậy”.

Sự thiên vị tư pháp trong tiết lộ thông tin

Trung Quốc là một quốc gia tập trung cao với một chính phủ quan liêu mạnh: hoàn toàn không có sự tách biệt thực sự giữa các nhánh tư pháp, hành pháp và lập pháp. Ngoại trừ việc lựa chọn người đứng đầu mỗi tòa án tỉnh, việc bổ nhiệm tất cả các thẩm phán tỉnh khác phải được phê chuẩn – trực tiếp hoặc gián tiếp – bởi bí thư tỉnh ủy. Mục tiêu chính của Tòa án Nhân dân tối cao của Trung Quốc, với tư cách là một phần của chính quyền trung ương, là áp dụng luật do chính quyền trung ương đưa ra một cách thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên, các quy tắc được quy định bởi chính phủ tập trung có thể xung đột với lợi ích địa phương. Thông thường chính quyền địa phương có những khuyến khích mạnh mẽ để can thiệp vào việc áp dụng luật trung ương.

Giáo sư Tianyu Zhang nhận xét: “Sáng kiến ​​của Tòa án Nhân dân tối cao của Trung Quốc nhằm tăng tính minh bạch trong công bố tư pháp đặc biệt khó khăn đối với các tòa án địa phương – ở cấp tỉnh hoặc thấp hơn. Các tòa án này nhận được sự lãnh đạo và giám sát kép từ các cấp cao hơn của ngành tư pháp và từ đảng ủy ở cấp địa phương. Vì vậy, các mục tiêu của Tòa án Nhân dân tối cao của Trung Quốc là một phần của chính quyền trung ương, và chính quyền địa phương không phải là luôn luôn nhất quán và hài hòa.
Tòa án Trung Quốc cũng thiếu thẩm quyền bắt buộc tuân thủ luật pháp bởi các tổ chức có cấp bậc tương tự hoặc cao hơn họ. Điều này dẫn đến sự can thiệp thường xuyên vào các quyết định của tòa án bởi các tổ chức chính phủ khác”.

Ảnh hưởng chính trị tiêu cực cho sự cởi mở hơn

Chính phủ trung ương có thể hỗ trợ các tiết lộ kiện tụng, trong đó một số chi tiết pháp lý sẽ được công khai – theo luật – bởi chính các công ty. Mặc dù các nội dung chi tiết hơn về các ý kiến ​​tư pháp sẽ được cung cấp bởi chính các tòa án, những ý kiến ​​về tranh tụng liên quan đến các doanh nghiệp thường không liên quan đến thông tin nhạy cảm về mặt chính trị có thể đe dọa đến quyền lực của chính phủ.

Tuy nhiên, sự cởi mở hơn của ngành tư pháp có thể có ý nghĩa chính trị rất tiêu cực đối với nhánh hành pháp của chính phủ. Việc tiết lộ những ý kiến ​​tư pháp này sẽ nâng cao sự chú ý của công chúng hoặc sự xem xét kỹ lưỡng của các công ty trong các vụ kiện. Vì chính quyền tỉnh cũng có thể gây áp lực cho các thẩm phán địa phương không tiết lộ ý kiến ​​tư pháp về các công ty mà họ ủng hộ, nên vẫn chưa rõ liệu chính phủ Trung Quốc sẽ tiết lộ hoặc cố tình giấu kín các vụ kiện tụng của các công ty niêm yết hay không.

Giáo sư Tianyu Zhang nhận định: “Xung đột giữa hai nhánh của chính phủ đặc biệt gay gắt khi hiệu quả kinh tế là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định thúc đẩy các chính trị gia cấp địa phương, bao gồm cả những người từ các tỉnh. Nếu đây là những doanh nghiệp được chính quyền địa phương ưu ái, ủng hộ, thì việc tiết lộ bản án sẽ ngăn chính phủ gây áp lực lên tòa án để giảm nhẹ hình phạt, hoặc hạn chế khả năng tạo thêm ân huệ cho các công ty. Nếu những lý do chính trị để tiết lộ lớn hơn những lý do để che giấu thông tin, thì vẫn còn câu hỏi: những cân nhắc chính trị nào sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định tiết lộ của chính phủ?”.

Giáo sư Tianyu Zhang cho biết thêm: “Kết quả của nghiên cứu có thể được giải thích là ‘một loại thiên vị tư pháp đặc biệt’. Trung Quốc thường được coi là có nền tư pháp rất nghiêm khắc. Các công ty trong trường hợp tòa án chọn không tiết lộ công khai tư pháp có những lợi thế nhất định so với các đối tác của họ – mặc dù những lợi thế này rất khó phát hiện dưới một chính phủ thiếu minh bạch”.

Thông tin về Trương kinh doanh thuộc CUHK

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm hai trường: Kế toán và Quản lý khách sạn & Du lịch và bốn khoa: Khoa học phục vụ cho việc ra quyết định và kinh tế quản lý, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh, thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (EMBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.

Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times 2019, chương trình đào tạo MBA của CUHK được xếp hạng thứ 57. Trong bảng xếp hạng EMBA của Financial Times 2018, chương trình đào tạo EMBA của CUHK được xếp hạng 29 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 36.000) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông và nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp. Trường hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Kalok Chan là Hiệu trưởng của Trường Kinh doanh thuộc CUHK.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc trên Facebook:www.facebook.com/cuhkbschool và LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680/.

Tin cùng chuyên mục