Ngày 10/1, Tổng cục Hải quan Trung Quốc biết ngoại thương nước này trong năm 2011 đã tăng 22,5% và đạt con số 3.640 tỷ USD.
Tuy nhiên, thặng dư thương mại giảm đáng kể chỉ còn 155 tỷ USD (con số này năm 2010 là 183 tỷ USD, năm 2009 là 196 tỷ USD và năm 2008 là 295 tỷ USD).
Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 20,3% đạt 1.899 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 24,9% đạt 1.743 tỷ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nước nhập khẩu hàng đầu thế giới trong vòng 2-3 năm tới và tiếp tục đóng góp vào quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu.
Các số liệu chính thức cho thấy thương mại giữa Trung Quốc với các nền kinh tế đang nổi đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua mà cụ thể là với Brazil, Nga, Nam Phi tăng lần lượt là 34,5%, 42,7% và 76,7%.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc khi kim ngạch thương mại song phương năm 2011 đạt 567,21 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2010. Đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc là Mỹ, với kim ngạch đạt 446,65 tỷ USD, tăng 15,9%.
Sự hình thành Khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN tiếp tục giúp thúc đẩy thương mại song phương. Trong năm 2011, kim ngạch này đạt 362,85 tỷ USD, tăng 23,9% so với năm 2010.
Ngày 17/1 tới, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố số liệu chính thức về tăng trưởng GDP trong quý 4 cũng như cả năm 2011.
Do nhu cầu xuất khẩu suy yếu bởi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và kinh tế Mỹ vẫn "uể oải," GDP của Trung Quốc trong quý 3 năm 2011 chỉ tăng trưởng 9,1%, giảm đáng kể so với 9,5% trong quý 2 và 9,7% trong quý 1.
Ngày 9/1, Ngân hàng Deutsche Bank công bố báo cáo về triển vọng kinh tế Trung Quốc, theo đó dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tăng trưởng 8,3% trong năm nay.
Nhà kinh tế học Mã Quân của Deutsche Bank cho rằng do xuất khẩu và đầu tư bất động sản suy giảm, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc trong quý 1 năm 2012 với tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm ngoái sẽ chỉ vào khoảng 6-7%.
Tuy nhiên, kinh tế sẽ tăng tốc trong quý 2 và đến quý 3 sẽ đạt mức tăng trưởng vượt cùng kỳ năm 2011, chủ yếu nhờ khu vực đồng euro được cải thiện, đồng thời Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, giúp khuyến khích tiêu dùng và đầu tư trong khu vực công. Trong khi đó, giá cả tiêu dùng được dự báo sẽ tăng chậm hơn ở mức 2,8% trong năm nay.
Cuối năm qua đã chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Trung Quốc giảm đáng kể mà cụ thể là CPI tháng 11/2011 chỉ là 4,2% so với 6,5% hồi tháng 7/2011 (mức cao nhất trong vòng ba năm).
Một dự báo khác của Deutsche Bank là trong năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng khoảng 3-4 lần, trong khi đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá trị khoảng 3,5%./.
Tuy nhiên, thặng dư thương mại giảm đáng kể chỉ còn 155 tỷ USD (con số này năm 2010 là 183 tỷ USD, năm 2009 là 196 tỷ USD và năm 2008 là 295 tỷ USD).
Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 20,3% đạt 1.899 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 24,9% đạt 1.743 tỷ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nước nhập khẩu hàng đầu thế giới trong vòng 2-3 năm tới và tiếp tục đóng góp vào quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu.
Các số liệu chính thức cho thấy thương mại giữa Trung Quốc với các nền kinh tế đang nổi đã đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua mà cụ thể là với Brazil, Nga, Nam Phi tăng lần lượt là 34,5%, 42,7% và 76,7%.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc khi kim ngạch thương mại song phương năm 2011 đạt 567,21 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2010. Đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc là Mỹ, với kim ngạch đạt 446,65 tỷ USD, tăng 15,9%.
Sự hình thành Khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN tiếp tục giúp thúc đẩy thương mại song phương. Trong năm 2011, kim ngạch này đạt 362,85 tỷ USD, tăng 23,9% so với năm 2010.
Ngày 17/1 tới, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố số liệu chính thức về tăng trưởng GDP trong quý 4 cũng như cả năm 2011.
Do nhu cầu xuất khẩu suy yếu bởi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và kinh tế Mỹ vẫn "uể oải," GDP của Trung Quốc trong quý 3 năm 2011 chỉ tăng trưởng 9,1%, giảm đáng kể so với 9,5% trong quý 2 và 9,7% trong quý 1.
Ngày 9/1, Ngân hàng Deutsche Bank công bố báo cáo về triển vọng kinh tế Trung Quốc, theo đó dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tăng trưởng 8,3% trong năm nay.
Nhà kinh tế học Mã Quân của Deutsche Bank cho rằng do xuất khẩu và đầu tư bất động sản suy giảm, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc trong quý 1 năm 2012 với tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm ngoái sẽ chỉ vào khoảng 6-7%.
Tuy nhiên, kinh tế sẽ tăng tốc trong quý 2 và đến quý 3 sẽ đạt mức tăng trưởng vượt cùng kỳ năm 2011, chủ yếu nhờ khu vực đồng euro được cải thiện, đồng thời Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, giúp khuyến khích tiêu dùng và đầu tư trong khu vực công. Trong khi đó, giá cả tiêu dùng được dự báo sẽ tăng chậm hơn ở mức 2,8% trong năm nay.
Cuối năm qua đã chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Trung Quốc giảm đáng kể mà cụ thể là CPI tháng 11/2011 chỉ là 4,2% so với 6,5% hồi tháng 7/2011 (mức cao nhất trong vòng ba năm).
Một dự báo khác của Deutsche Bank là trong năm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng khoảng 3-4 lần, trong khi đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá trị khoảng 3,5%./.
(TTXVN/Vietnam+)