6 giờ sáng, buổi niệm kinh trên chánh điện vừa dứt, cũng là lúc những tiếng đục, đẽo, gọt… của những vị sư và người thợ điêu khắc trong chùa Phnô RôKar (thuộc xã Phú Tâm, huyện Châu Thành) vang lên. Âm thanh ấy cứ liên tục từ sáng đến chiều, ngày này qua tháng nọ.
Cơ duyên của vị trụ trì
Quá trình điêu khắc, mà chính xác là tạo hình trên những gốc cây sần sùi tại chùa Phnô RôKar, được bắt đầu vào tháng 5/2010 sau lần sư Danh Hươl vào tham quan “xưởng” điêu khắc trên gốc cây đã nổi tiếng từ rất lâu tại chùa Kompong Chrey (hay còn gọi là chùa Hang, Trà Vinh).
Vị trụ trì gặp được nghệ nhân Thạch Buôl (nghệ nhân điêu khắc gỗ nổi tiếng quê ở Vĩnh Long), người đang là thợ chính của Kompong Chrey khi ấy. Vì muốn khôi phục lại nghề điêu khắc truyền thống tại Sóc Trăng đang mai một dần theo thời gian nên sư Hươl đã ngỏ lời với nghệ nhân Thạch Buôl.
Thấu hiểu được trăn trở của vị trụ trì đối với nền văn hóa dân tộc, nghệ nhân Thạch Buôl đã đồng ý “khăn gói” về Sóc Trăng ngay buổi sáng hôm sau. Quá trình định hình và phục hưng nghề truyền thống tại Sóc Trăng đã được bắt đầu từ đó.
Cơ duyên của vị trụ trì
Quá trình điêu khắc, mà chính xác là tạo hình trên những gốc cây sần sùi tại chùa Phnô RôKar, được bắt đầu vào tháng 5/2010 sau lần sư Danh Hươl vào tham quan “xưởng” điêu khắc trên gốc cây đã nổi tiếng từ rất lâu tại chùa Kompong Chrey (hay còn gọi là chùa Hang, Trà Vinh).
Vị trụ trì gặp được nghệ nhân Thạch Buôl (nghệ nhân điêu khắc gỗ nổi tiếng quê ở Vĩnh Long), người đang là thợ chính của Kompong Chrey khi ấy. Vì muốn khôi phục lại nghề điêu khắc truyền thống tại Sóc Trăng đang mai một dần theo thời gian nên sư Hươl đã ngỏ lời với nghệ nhân Thạch Buôl.
Thấu hiểu được trăn trở của vị trụ trì đối với nền văn hóa dân tộc, nghệ nhân Thạch Buôl đã đồng ý “khăn gói” về Sóc Trăng ngay buổi sáng hôm sau. Quá trình định hình và phục hưng nghề truyền thống tại Sóc Trăng đã được bắt đầu từ đó.
Xưởng điêu khắc của chùa Phnô RôKar.
6 vị sư đang tu học tại chùa là lớp học viên đầu tiên của nghệ nhân Buôl trong 7 tháng. Sau đó, những vị sư này tiếp tục truyền dạy lại cho những vị sư mới học, và công việc cứ thế tiếp tục. Do là nghệ nhân chính của chùa Kompong Chrey, nên sau 7 tháng truyền nghề, nghệ nhân Buôl quay trở về Trà Vinh.
Để việc điêu khắc của nhà chùa không bị “tắt lửa”, nghệ nhân Buôl đã đưa người “đệ tử ruột” của mình là anh Kim Côn (lúc đó cũng đang theo nghề điêu khắc tại chùa Kompong Chrey) tiếp tục công việc còn đang dang dở của ông tại chùa Phnô RôKar.
Tiếp bước con đường của người thầy, nghệ nhân Kim Côn mang hết tinh túy của mình truyền lại cho những học trò tại chùa Phnô RôKar. Lúc đầu anh chỉ cho học viên chạm khắc những con vật có hình dáng và đường nét đơn giản, dần dần độ khó cứ tăng lên như 12 con giáp, Long-Lân-Quy-Phụng và các tượng Phật... Từ bàn tay khéo léo của các sư, những gốc cây vô tri vô giác, tưởng chừng như bỏ đi đã trở nên có hồn, trông thật bắt mắt, ai thấy cũng phải mê.
Theo anh Côn, để khắc những con vật đơn giản như chim, cò, những con vật hai chân thì chỉ cần học trong 3 tháng là có thể khắc được. Còn muốn nắm được những kỹ thuật lành nghề học viên phải học trên 1 năm mới có thể tự mình cân chỉnh được tác phẩm của mình. Nhưng để khắc được những tác phẩm đòi hỏi mức độ tinh xảo, tính thẩm mỹ cao, thì phải học xuyên suốt trong 3 năm.
Cũng theo anh, không phải ai muốn học nghề điêu khắc và chạm trổ này cũng đều học được cả, đó là cả sự đam mê, sự mày mò và sự bén duyên với nghề này mới có thể học, mới phát triển được khả năng của mình. Muốn có một tác phẩm hay trước hết người làm ra nó phải có lòng say mê, đặc biệt là phải có những giây phút ngẫu hứng xuất thần trong quá trình thao tác.
Để có được những tác phẩm bền, đẹp, bắt mắt, ngoài sự tài hoa của người nghệ nhân thì chất lượng của rễ cây được tuyển chọn ban đầu được lựa chọn phải đảm bảo được các yếu tố về độ dẻo, dai, chống chịu được mối mọt như gốc vú sữa, dầu, sao.
Đặc biệt, trong quá trình sáng tạo, không lạm dụng những kỹ xảo để làm biến dạng các nét hoang sơ đầy ấn tượng của tự nhiên, phải dựa theo những nét độc đáo của bộ rễ như màu sắc, độ cong, sự đan chéo nhau, để sáng tạo nên những tác phẩm vừa kỳ thú vừa trừu tượng biến hóa.
Tiếng lành đồn xa
Tuy chỉ mới bắt đầu cách đây hơn 1 năm, nhưng việc điêu khắc tại chùa Phnô RôKar đã phát huy được những tác dụng tích cực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về văn hóa đối với nhiều phum sóc và chùa chiền trong tỉnh.
Tính đến nay, chùa Phnô RôKar đã đào tạo nghề cho trên 20 người, gồm cả những vị sư trong phum sóc và ở nhiều tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Kiên Giang.
Nhiều tác phẩm của chùa đã bắt đầu khẳng định được giá trị khi những tác phẩm có độ tinh xảo rất cao, có giá trị đến hàng chục triệu đồng. Nhưng với sư Hươl, bảo tồn và phát huy nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống của dân tộc Khmer mới là mục đích chính.
Sau sự tiên phong của chùa Phnô RôKar, nhiều chùa khác tại Sóc Trăng cũng đã mời nghệ nhân đến dạy tại chùa của mình. Tại chùa Sà Lôn (hay chùa Chén Kiểu) thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên đang có 2 nghệ nhân túc trực chế tác và chỉ dạy cho nhiều vị sư ngay tại chùa từ nhiều tháng qua.
Còn tại chùa Serey Kandal (xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu) cũng đang định hình nghề điêu khắc sau thời gian anh Kim Côn truyền dạy. Nhiều chùa còn liên hệ với nghệ nhân chùa Phnô RôKar chạm trổ những bức phù điêu, những hình tượng trong văn hóa Khmer…
Chia sẻ về bước tiên phong của mình, sư Danh Hươl cho rằng: Có được sự lan tỏa như ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực của nhà chùa còn phải có sự hỗ trợ của bà con trong phum sóc.
Để phát triển được lâu dài, các bổn chùa phải biết linh hoạt trong quá trình duy trì hoạt động như có thể nhận gia công theo yêu cầu của phật tử, hoặc cho các người thợ tự nhận hàng về gia công tại chùa. Với số tiền có được, nhà chùa sẽ dùng để trang bị thêm máy móc, trả chi phí cho thợ, cũng như tiền bồi dưỡng cho những người thợ trẻ.
Với chùa Phnô RôKar, việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân gian, tạo ra những sản phẩm tinh thần để phục vụ đời sống văn hóa của đồng bào mình chính là mục đích chính cho quá trình phục hưng lại nghề điêu khắc truyền thống vốn đã phai tàn tại Sóc Trăng từ nhiều năm qua./.
Để việc điêu khắc của nhà chùa không bị “tắt lửa”, nghệ nhân Buôl đã đưa người “đệ tử ruột” của mình là anh Kim Côn (lúc đó cũng đang theo nghề điêu khắc tại chùa Kompong Chrey) tiếp tục công việc còn đang dang dở của ông tại chùa Phnô RôKar.
Tiếp bước con đường của người thầy, nghệ nhân Kim Côn mang hết tinh túy của mình truyền lại cho những học trò tại chùa Phnô RôKar. Lúc đầu anh chỉ cho học viên chạm khắc những con vật có hình dáng và đường nét đơn giản, dần dần độ khó cứ tăng lên như 12 con giáp, Long-Lân-Quy-Phụng và các tượng Phật... Từ bàn tay khéo léo của các sư, những gốc cây vô tri vô giác, tưởng chừng như bỏ đi đã trở nên có hồn, trông thật bắt mắt, ai thấy cũng phải mê.
Theo anh Côn, để khắc những con vật đơn giản như chim, cò, những con vật hai chân thì chỉ cần học trong 3 tháng là có thể khắc được. Còn muốn nắm được những kỹ thuật lành nghề học viên phải học trên 1 năm mới có thể tự mình cân chỉnh được tác phẩm của mình. Nhưng để khắc được những tác phẩm đòi hỏi mức độ tinh xảo, tính thẩm mỹ cao, thì phải học xuyên suốt trong 3 năm.
Cũng theo anh, không phải ai muốn học nghề điêu khắc và chạm trổ này cũng đều học được cả, đó là cả sự đam mê, sự mày mò và sự bén duyên với nghề này mới có thể học, mới phát triển được khả năng của mình. Muốn có một tác phẩm hay trước hết người làm ra nó phải có lòng say mê, đặc biệt là phải có những giây phút ngẫu hứng xuất thần trong quá trình thao tác.
Để có được những tác phẩm bền, đẹp, bắt mắt, ngoài sự tài hoa của người nghệ nhân thì chất lượng của rễ cây được tuyển chọn ban đầu được lựa chọn phải đảm bảo được các yếu tố về độ dẻo, dai, chống chịu được mối mọt như gốc vú sữa, dầu, sao.
Đặc biệt, trong quá trình sáng tạo, không lạm dụng những kỹ xảo để làm biến dạng các nét hoang sơ đầy ấn tượng của tự nhiên, phải dựa theo những nét độc đáo của bộ rễ như màu sắc, độ cong, sự đan chéo nhau, để sáng tạo nên những tác phẩm vừa kỳ thú vừa trừu tượng biến hóa.
Tiếng lành đồn xa
Tuy chỉ mới bắt đầu cách đây hơn 1 năm, nhưng việc điêu khắc tại chùa Phnô RôKar đã phát huy được những tác dụng tích cực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về văn hóa đối với nhiều phum sóc và chùa chiền trong tỉnh.
Tính đến nay, chùa Phnô RôKar đã đào tạo nghề cho trên 20 người, gồm cả những vị sư trong phum sóc và ở nhiều tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Kiên Giang.
Nhiều tác phẩm của chùa đã bắt đầu khẳng định được giá trị khi những tác phẩm có độ tinh xảo rất cao, có giá trị đến hàng chục triệu đồng. Nhưng với sư Hươl, bảo tồn và phát huy nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống của dân tộc Khmer mới là mục đích chính.
Sau sự tiên phong của chùa Phnô RôKar, nhiều chùa khác tại Sóc Trăng cũng đã mời nghệ nhân đến dạy tại chùa của mình. Tại chùa Sà Lôn (hay chùa Chén Kiểu) thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên đang có 2 nghệ nhân túc trực chế tác và chỉ dạy cho nhiều vị sư ngay tại chùa từ nhiều tháng qua.
Còn tại chùa Serey Kandal (xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu) cũng đang định hình nghề điêu khắc sau thời gian anh Kim Côn truyền dạy. Nhiều chùa còn liên hệ với nghệ nhân chùa Phnô RôKar chạm trổ những bức phù điêu, những hình tượng trong văn hóa Khmer…
Chia sẻ về bước tiên phong của mình, sư Danh Hươl cho rằng: Có được sự lan tỏa như ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực của nhà chùa còn phải có sự hỗ trợ của bà con trong phum sóc.
Để phát triển được lâu dài, các bổn chùa phải biết linh hoạt trong quá trình duy trì hoạt động như có thể nhận gia công theo yêu cầu của phật tử, hoặc cho các người thợ tự nhận hàng về gia công tại chùa. Với số tiền có được, nhà chùa sẽ dùng để trang bị thêm máy móc, trả chi phí cho thợ, cũng như tiền bồi dưỡng cho những người thợ trẻ.
Với chùa Phnô RôKar, việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân gian, tạo ra những sản phẩm tinh thần để phục vụ đời sống văn hóa của đồng bào mình chính là mục đích chính cho quá trình phục hưng lại nghề điêu khắc truyền thống vốn đã phai tàn tại Sóc Trăng từ nhiều năm qua./.
(Báo tin tức/Vietnam+)