Ngày 14/11, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Công an thành phố Hà Nội cho biết, qua 3 ngày thực hiện Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực từ 10/11), mới chỉ tiếp nhận 38 trường hợp tới làm thủ tục sang tên đổi chủ đối với môtô, xe máy và 183 trường hợp tương tự liên quan tới ôtô.
Cũng trong thời gian này, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phạt 15 trường hợp vi phạm do không sang tên đổi chủ phương tiện theo quy định.
Trung tá Đinh Văn Hòa, Đội phó Đội quản lý xe Phòng Cảnh sát giao thông cho biết, các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến việc chủ phương tiện không thực hiện việc sang tên đổi chủ quá thời điểm mua bán 30 ngày theo quy định.
Trên thực tế, Luật đã quy định rõ, 30 ngày sau khi diễn ra việc mua bán xe cũ nếu chủ phương tiện không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt tiền. Mức phạt khá cao, nếu áp dụng với ôtô có thể lên đến mức từ 6 đến 10 triệu đồng, với xe máy từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng.
Theo tính toán, từ đầu năm 2012 đến nay mới có 12.063 trường hợp chủ phương tiện tới cơ quan chức năng làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện ôtô, xe máy. Con số này quá thấp so với thực tế số xe đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô.
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, pháp luật đã quy định rõ, với những trường hợp người dân gặp khó khăn về thủ tục như sang tên, đổi chủ, đơn vị tiếp nhận có thể báo cáo những trường hợp đó lên cơ quan chức năng cấp trên để có giải pháp đặc thù. Nhưng trên thực tế người dân không mặn mà với việc sang tên đổi chủ phương tiện, đang gây khó cho cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ.
Theo quan sát của phóng viên, tại các địa điểm đăng ký xe ở Thủ đô trong nhiều ngày qua khá vắng vẻ. Người dân thể hiện sự quan tâm bằng cách ghé qua hỏi và xem thủ tục sang tên đổi chủ đã được cơ quan chức năng niêm yết công khai. Mặc dù khi được hỏi ai cũng sẵn sàng cho việc đi đăng ký lại chiếc xe của mình nhưng khi thực hiện vẫn còn tâm lý đám đông, xem người khác có làm không để làm theo.
Mới đây, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an cho biết, các địa phương chỉ đạo Cảnh sát giao thông khi kiểm tra phát hiện nếu mua bán xe quá 30 ngày mà chưa làm thủ tục sang tên sẽ bị xử phạt. Vào thời điểm hiện tại mới chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt.
Tới đây, để đảm bảo tính khả thi của Nghị định 71, Bộ Công an sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể việc này./.
Cũng trong thời gian này, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phạt 15 trường hợp vi phạm do không sang tên đổi chủ phương tiện theo quy định.
Trung tá Đinh Văn Hòa, Đội phó Đội quản lý xe Phòng Cảnh sát giao thông cho biết, các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến việc chủ phương tiện không thực hiện việc sang tên đổi chủ quá thời điểm mua bán 30 ngày theo quy định.
Trên thực tế, Luật đã quy định rõ, 30 ngày sau khi diễn ra việc mua bán xe cũ nếu chủ phương tiện không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt tiền. Mức phạt khá cao, nếu áp dụng với ôtô có thể lên đến mức từ 6 đến 10 triệu đồng, với xe máy từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng.
Theo tính toán, từ đầu năm 2012 đến nay mới có 12.063 trường hợp chủ phương tiện tới cơ quan chức năng làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện ôtô, xe máy. Con số này quá thấp so với thực tế số xe đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô.
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, pháp luật đã quy định rõ, với những trường hợp người dân gặp khó khăn về thủ tục như sang tên, đổi chủ, đơn vị tiếp nhận có thể báo cáo những trường hợp đó lên cơ quan chức năng cấp trên để có giải pháp đặc thù. Nhưng trên thực tế người dân không mặn mà với việc sang tên đổi chủ phương tiện, đang gây khó cho cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ.
Theo quan sát của phóng viên, tại các địa điểm đăng ký xe ở Thủ đô trong nhiều ngày qua khá vắng vẻ. Người dân thể hiện sự quan tâm bằng cách ghé qua hỏi và xem thủ tục sang tên đổi chủ đã được cơ quan chức năng niêm yết công khai. Mặc dù khi được hỏi ai cũng sẵn sàng cho việc đi đăng ký lại chiếc xe của mình nhưng khi thực hiện vẫn còn tâm lý đám đông, xem người khác có làm không để làm theo.
Mới đây, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an cho biết, các địa phương chỉ đạo Cảnh sát giao thông khi kiểm tra phát hiện nếu mua bán xe quá 30 ngày mà chưa làm thủ tục sang tên sẽ bị xử phạt. Vào thời điểm hiện tại mới chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt.
Tới đây, để đảm bảo tính khả thi của Nghị định 71, Bộ Công an sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể việc này./.
Hạnh Quỳnh (TTXVN)