Sáng 3/12, một trận động đất mạnh 4,2 độ Richter đã xảy ra tại tỉnh Tây Sumatra ở miền Tây Indonesia.
Truyền hình Metro TV của Indonesia ngày 3/12 chiếu cảnh nhiều người dân tại đây trở nên hoảng loạn do lo ngại xuất hiện sóng thần sau động đất. Nhiều người vội vã rời khỏi nhà cửa, công sở để chạy tới những khu vực cao hơn khiến giao thông tắc nghẽn. Trong khi đó, nhiều bệnh viện tại Tây Sumatra cũng sơ tán bệnh nhân.
Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý địa phương cho biết tâm chấn ở độ sâu 10km dưới đáy biển, ngoài khơi biển Padang. Tuy nhiên, không có cảnh báo sóng thần nào được ban bố. Giới chức địa phương trấn an người dân không nên quá lo lắng trước những trận động đất có cường độ không quá lớn.
Cùng ngày 3/12, các nhà khoa học Indonesia đã quyết định hạ mức độ cảnh báo nguy hiểm của núi lửa Merapi, do hoạt động phun trào của núi lửa này tiếp tục giảm.
Hơn 250.000 người sống tạm trong các lều trại sơ tán cũng đã được phép trở về nhà, ngoại trừ những người sống ở Surono - khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự phun trào của núi lửa.
Kể từ khi núi lửa Merapi phun trào hồi cuối tháng 10 và cướp đi sinh mạng của hơn 350 người, cơ quan chức năng Indonesia đã phải ban bố cảnh báo nguy hiểm mức cao nhất đối với núi lửa này./.
Truyền hình Metro TV của Indonesia ngày 3/12 chiếu cảnh nhiều người dân tại đây trở nên hoảng loạn do lo ngại xuất hiện sóng thần sau động đất. Nhiều người vội vã rời khỏi nhà cửa, công sở để chạy tới những khu vực cao hơn khiến giao thông tắc nghẽn. Trong khi đó, nhiều bệnh viện tại Tây Sumatra cũng sơ tán bệnh nhân.
Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý địa phương cho biết tâm chấn ở độ sâu 10km dưới đáy biển, ngoài khơi biển Padang. Tuy nhiên, không có cảnh báo sóng thần nào được ban bố. Giới chức địa phương trấn an người dân không nên quá lo lắng trước những trận động đất có cường độ không quá lớn.
Cùng ngày 3/12, các nhà khoa học Indonesia đã quyết định hạ mức độ cảnh báo nguy hiểm của núi lửa Merapi, do hoạt động phun trào của núi lửa này tiếp tục giảm.
Hơn 250.000 người sống tạm trong các lều trại sơ tán cũng đã được phép trở về nhà, ngoại trừ những người sống ở Surono - khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự phun trào của núi lửa.
Kể từ khi núi lửa Merapi phun trào hồi cuối tháng 10 và cướp đi sinh mạng của hơn 350 người, cơ quan chức năng Indonesia đã phải ban bố cảnh báo nguy hiểm mức cao nhất đối với núi lửa này./.
(TTXVN/Vietnam+)