Chiều nay, (29/3) tại các con đường dẫn ra các bến xe ở Hà Nội và các cửa ngõ thủ đô, hàng nghìn người mang theo đồ đạc, hành lý, chen chúc bắt xe, về quê, đi du lịch trong kỳ nghỉ dịp 30/4-1/5 khiến cho giao thông bị ùn ứ và rất khó khăn.
Chen chân rời “kinh” Dịp nghỉ lễ 30/4 kéo dài bốn ngày, đây là cơ hội để nhiều người về quê, đi chơi xa. Vì thế, ngay trong chiều nay, trên các tuyến đường dòng người hối hả chen chân nhau, nhích từng centinmet. Ngay từ buổi trưa ngày 29/4, nhiều tuyến phố hướng ra ngoại thành trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra tình trạng tắc nghẽn do lượng người ngoại tỉnh bắt đầu hành trình rời thành phố về quê. Lượng xe máy tăng đột ngột so với ngày thường khiến tại hầu hết những điểm dừng đỗ đèn đỏ, dòng người phải ì ạch di chuyển mấy nhịp đèn mới thoát khỏi ùn tắc. Tại các đường Trường Chinh, Phạm Hùng, Giải Phóng, Chùa Bộc, rất đông các phương tiện nối đuôi nhau, xếp thành hàng dài, còi xe bấm inh ỏi, hàng loạt phương tiện chỉ biết đứng tại chỗ. Lượng phương tiện đổ xô cùng một thời gian khiến các tuyến đường này rơi vào cảnh ùn tắc cục bộ. Huyền, sinh viên năm thứ 3 Đại học Quốc gia Hà Nội phải mất hơn 1 giờ đồng hồ len lỏi giữa dòng người trên các tuyến đường để có thể qua cầu Chương Dương về Hưng Yên. Qua được đoạn đường vất vả, Huyền nhăn mặt cho biết: “Bọn em phải học hết sáng ngày hôm mới được nghỉ Tết, em tranh thủ ngay trong giờ chiều về quê thăm gia đình, bạn bè cũ. Nhưng không ngờ đường lại đông đúc khủng khiếp đến vậy, nhích mãi mới ra được nội thành…” Cùng chung cảnh ngộ đó, anh Trần Thanh Hoàng cùng gia đình về quê thăm ông bà bị chôn chân mất hơn 2 giờ trên đường. Chiếc xe Innova của anh nhích một cách khó khăn ở đường Trường Chinh. "Tôi ra khỏi nhà từ khá sớm, vậy mà hơn một giờ rồi chưa đi nổi quãng đường 5 km," anh Lưu than thở. Phía sau anh, hàng nghìn xe nối đuôi hàng kilomet từ phố Trường Chinh. Trên đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên-Hà Nội), sinh viên và lao động ngoại tỉnh xếp kín dọc đường đợi bắt xe khách. Những tuyến xe buýt về các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… ngày thường vốn đã khá đông thì trong dịp nghỉ lễ phải hoạt động hết công suất mà vẫn luôn phải chịu cảnh quá tải trong khi xe khách gom khách không xuể. Nhấp nhổm đợi xe bên đường Nguyễn Văn Cừ, bạn Trịnh Thị Phương, ở Bắc Giang chia sẻ: “Em đứng đợi gần 1 giờ đồng hồ mà chưa bắt được xe về quê. Xe buýt đông đến mức đứng một chân cũng không còn chỗ. Trên các tuyến xe buýt, rất đông người chen chân, dồn ứ để có thể lên xe. Các tuyến xe buýt đông nghịt người. Thậm chí, tại các cửa lên, xuống đều nghẽn người đứng và vịn không còn chỗ trống nào. Dọc các tuyến đường có các điểm dừng đón xe buýt, dòng người đứng tràn cả ra lề đường để có thể nhanh chân leo lên xe. Tại nhà ga Hà Nội, dòng người mang theo đồ đạc để tranh thủ đi du lịch trong mấy ngày nghỉ. Hàng loạt xe taxi đỗ xịch ngay trước cửa ga khiến các phương tiện lưu thông qua đoạn đường Lê Duẩn gặp khó khăn. Bến xe ken cứng người Tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, lượng khách về các tỉnh cũng đông gấp nhiều lần ngày thường. Trong phòng chờ và trước cửa Bến xe Giáp Bát, rất đông người đổ về đây mua vé. Hầu hết các cửa bán vé đều đông kín hành khách. Thậm chí, khu đợi của nhà bán vé hành khách ngồi la liệt để đợi chờ bạn bè, người thân đi về. Ngay tại các cửa vào bên trong bến, rất đông cò vé đứng để “chèo kéo” khách nhanh chân lên xe về quê. Các chuyến xe chưa đến giờ xuất bến nhưng cũng đã ken cứng người ngồi. Đông nhất là các tuyến xe về các huyện của tỉnh bởi lượng xe cung ứng cho khu vực này khá ít và tần suất không nhiều khiến nhà xe tha hồ "nêm" chặt hành khách mà không ai dám kêu ca vì muốn nhanh chóng về nhà. Mặc dù vậy, khi xe xuất bến, nhiều người vẫn chưa có thói quen ngại mua vé trong bến mà đứng ngay dọc đường đợi bắt xe tạo cơ hội cho các nhà xe “chặt chém” và gây mất an toàn giao thông mỗi khi nhà xe “táp” vào đường tranh khách. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết: “Lượng khách đi xe về quê ăn Tết Nguyên đán đã bắt đầu đông. Trong số này phần lớn là sinh viên và người lao động.” Theo kế hoạch, bến xe Mỹ Đình sẽ tăng cường 180 lượt xe trong hai ngày 29-30/4 để đáp ứng nhu cầu về quê của hành khách. “Tuy nhiên, bến xe cũng dự phòng các tuyến xe để có thể giải tỏa khách khi cao điểm hoặc lượng người đổ xô về bến quá đông để tránh dồn ứ cục bộ,” ông Tiến cho hay. Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội khẳng định, sẽ không lo thiếu xe bởi hiện tại các đơn vị kinh doanh vận tải đã có các phương án phục vụ tốt nhất cho hành khách. “Lượng khách đông nhất sẽ vào ngày 29, 30/4 tăng gáp 2-3 lần so với ngày thường. Công suất vận chuyển khách của các xe bình quân là 30%/ngày nhưng vào dịp nghỉ lễ có thể đạt hiệu suất tối đa trên các tuyến” ông Trung chia sẻ. Ông Trung cũng cho biết thêm: “Hành khách sẽ đổ về các bến xe và đông nhất là các tuyến cự ly ngắn đi các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Trì...” Ngoài ra, các Xí nghiệp quản lý bến xe phối hợp với các đơn vị vận tải điều động và bố trí cho xe tăng cường tập kết, tổ chức giao thông khoa học đảm bảo thông suốt trong quá trình điều hành, không để ùn tắc trong sân bến, kiểm soát được xe xuất bến./.
Chen chân rời “kinh” Dịp nghỉ lễ 30/4 kéo dài bốn ngày, đây là cơ hội để nhiều người về quê, đi chơi xa. Vì thế, ngay trong chiều nay, trên các tuyến đường dòng người hối hả chen chân nhau, nhích từng centinmet. Ngay từ buổi trưa ngày 29/4, nhiều tuyến phố hướng ra ngoại thành trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra tình trạng tắc nghẽn do lượng người ngoại tỉnh bắt đầu hành trình rời thành phố về quê. Lượng xe máy tăng đột ngột so với ngày thường khiến tại hầu hết những điểm dừng đỗ đèn đỏ, dòng người phải ì ạch di chuyển mấy nhịp đèn mới thoát khỏi ùn tắc. Tại các đường Trường Chinh, Phạm Hùng, Giải Phóng, Chùa Bộc, rất đông các phương tiện nối đuôi nhau, xếp thành hàng dài, còi xe bấm inh ỏi, hàng loạt phương tiện chỉ biết đứng tại chỗ. Lượng phương tiện đổ xô cùng một thời gian khiến các tuyến đường này rơi vào cảnh ùn tắc cục bộ. Huyền, sinh viên năm thứ 3 Đại học Quốc gia Hà Nội phải mất hơn 1 giờ đồng hồ len lỏi giữa dòng người trên các tuyến đường để có thể qua cầu Chương Dương về Hưng Yên. Qua được đoạn đường vất vả, Huyền nhăn mặt cho biết: “Bọn em phải học hết sáng ngày hôm mới được nghỉ Tết, em tranh thủ ngay trong giờ chiều về quê thăm gia đình, bạn bè cũ. Nhưng không ngờ đường lại đông đúc khủng khiếp đến vậy, nhích mãi mới ra được nội thành…” Cùng chung cảnh ngộ đó, anh Trần Thanh Hoàng cùng gia đình về quê thăm ông bà bị chôn chân mất hơn 2 giờ trên đường. Chiếc xe Innova của anh nhích một cách khó khăn ở đường Trường Chinh. "Tôi ra khỏi nhà từ khá sớm, vậy mà hơn một giờ rồi chưa đi nổi quãng đường 5 km," anh Lưu than thở. Phía sau anh, hàng nghìn xe nối đuôi hàng kilomet từ phố Trường Chinh. Trên đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên-Hà Nội), sinh viên và lao động ngoại tỉnh xếp kín dọc đường đợi bắt xe khách. Những tuyến xe buýt về các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… ngày thường vốn đã khá đông thì trong dịp nghỉ lễ phải hoạt động hết công suất mà vẫn luôn phải chịu cảnh quá tải trong khi xe khách gom khách không xuể. Nhấp nhổm đợi xe bên đường Nguyễn Văn Cừ, bạn Trịnh Thị Phương, ở Bắc Giang chia sẻ: “Em đứng đợi gần 1 giờ đồng hồ mà chưa bắt được xe về quê. Xe buýt đông đến mức đứng một chân cũng không còn chỗ. Trên các tuyến xe buýt, rất đông người chen chân, dồn ứ để có thể lên xe. Các tuyến xe buýt đông nghịt người. Thậm chí, tại các cửa lên, xuống đều nghẽn người đứng và vịn không còn chỗ trống nào. Dọc các tuyến đường có các điểm dừng đón xe buýt, dòng người đứng tràn cả ra lề đường để có thể nhanh chân leo lên xe. Tại nhà ga Hà Nội, dòng người mang theo đồ đạc để tranh thủ đi du lịch trong mấy ngày nghỉ. Hàng loạt xe taxi đỗ xịch ngay trước cửa ga khiến các phương tiện lưu thông qua đoạn đường Lê Duẩn gặp khó khăn. Bến xe ken cứng người Tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, lượng khách về các tỉnh cũng đông gấp nhiều lần ngày thường. Trong phòng chờ và trước cửa Bến xe Giáp Bát, rất đông người đổ về đây mua vé. Hầu hết các cửa bán vé đều đông kín hành khách. Thậm chí, khu đợi của nhà bán vé hành khách ngồi la liệt để đợi chờ bạn bè, người thân đi về. Ngay tại các cửa vào bên trong bến, rất đông cò vé đứng để “chèo kéo” khách nhanh chân lên xe về quê. Các chuyến xe chưa đến giờ xuất bến nhưng cũng đã ken cứng người ngồi. Đông nhất là các tuyến xe về các huyện của tỉnh bởi lượng xe cung ứng cho khu vực này khá ít và tần suất không nhiều khiến nhà xe tha hồ "nêm" chặt hành khách mà không ai dám kêu ca vì muốn nhanh chóng về nhà. Mặc dù vậy, khi xe xuất bến, nhiều người vẫn chưa có thói quen ngại mua vé trong bến mà đứng ngay dọc đường đợi bắt xe tạo cơ hội cho các nhà xe “chặt chém” và gây mất an toàn giao thông mỗi khi nhà xe “táp” vào đường tranh khách. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết: “Lượng khách đi xe về quê ăn Tết Nguyên đán đã bắt đầu đông. Trong số này phần lớn là sinh viên và người lao động.” Theo kế hoạch, bến xe Mỹ Đình sẽ tăng cường 180 lượt xe trong hai ngày 29-30/4 để đáp ứng nhu cầu về quê của hành khách. “Tuy nhiên, bến xe cũng dự phòng các tuyến xe để có thể giải tỏa khách khi cao điểm hoặc lượng người đổ xô về bến quá đông để tránh dồn ứ cục bộ,” ông Tiến cho hay. Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội khẳng định, sẽ không lo thiếu xe bởi hiện tại các đơn vị kinh doanh vận tải đã có các phương án phục vụ tốt nhất cho hành khách. “Lượng khách đông nhất sẽ vào ngày 29, 30/4 tăng gáp 2-3 lần so với ngày thường. Công suất vận chuyển khách của các xe bình quân là 30%/ngày nhưng vào dịp nghỉ lễ có thể đạt hiệu suất tối đa trên các tuyến” ông Trung chia sẻ. Ông Trung cũng cho biết thêm: “Hành khách sẽ đổ về các bến xe và đông nhất là các tuyến cự ly ngắn đi các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Trì...” Ngoài ra, các Xí nghiệp quản lý bến xe phối hợp với các đơn vị vận tải điều động và bố trí cho xe tăng cường tập kết, tổ chức giao thông khoa học đảm bảo thông suốt trong quá trình điều hành, không để ùn tắc trong sân bến, kiểm soát được xe xuất bến./.
Theo kế hoạch, Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội đã tăng cường 630 chuyến xe chia đều cho các bến để đáp ứng nhu cầu đi lại cao của hành khách. Cụ thể, trong các ngày 29/4-30/4 (tập trung chủ yếu vào buổi sáng) sẽ tăng cường khoảng 350 lượt xe/ngày. Tại bến xe Phía Nam là 120 lượt xe, tại Mỹ Đình là 180 lượt xe, tại bến xe Gia Lâm là 50 lượt. Ngoài ra, Tổng công ty vận tải Hà Nội cũng tăng cường 400 lượt xe buýt, trong đó tại bến xe Phía Nam là 150 lượt, bến xe Gia Lâm tăng cường khoảng 100 lượt xe, bến xe Mỹ đình cần tăng cường 150 lượt xe với tần suất chạy xe là 5 phút/lượt. |
Mạnh Hùng (Vietnam+)