Người Đức đang đối mặt với hội chứng “kiệt sức”

Nước Đức đang phải đối mặt với hội chứng “kiệt sức”, vốn đang khiến nền kinh tế nước này thiệt hại tới hàng tỷ euro mỗi năm.
Nước Đức, đất nước đang ở vị thế tốt hơn so với các đối tác khác trong khu vực đồng euro trong cuộc khủng hoảng nợ hiện tại, đang phải đối mặt với hội chứng “kiệt sức” (thuật ngữ quốc tế là “burnout”), vốn đang khiến nền kinh tế nước này thiệt hại tới hàng tỷ euro mỗi năm.

Theo những dữ liệu được bộ phận nghiên cứu của công ty bảo hiểm sức khỏe khu vực nợ công AOK biên soạn năm ngoái, bệnh tâm lý đang gia tăng trong lực lượng lao động của nước Đức.

Một trong số 10 ca mắc bệnh mỗi ngày tại Đức năm 2010 là do bệnh tâm lý, Viện nghiên cứu WidO cho biết. Và trong thời gian từ năm 2004 đến 2010, con số những người mắc bệnh về tâm lý đã tăng 9 lần.

“Áp lực và căng thẳng về thời gian đang gia tăng và mối nguy hiểm ở đây là mọi người sẽ bị kiệt sức, một mặt do công việc, một mặt do gia đình,” phó giám đốc WidO Helmut Schroeder cho biết.

Bộ trưởng Lao động Ursula von der Leyen đã phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức về hiện tượng này và giải quyết nó, đặc biệt là ở những công ty nhỏ và vừa đã hình thành nên xương sống của nền kinh tế Đức hùng mạnh.

Trong khi các công ty lớn hầu như đều đã nhận thức được cần phải làm gì, “70% các công ty vừa và nhỏ lại không làm gì cả. Họ thường không biết phải làm gì,” von der Leyen cho AFP biết.

“Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian và tiền bạc ở Đức trước khi các doanh nghiệp nhận ra rằng đó không chỉ là về chứng đau nửa đầu hay các vấn đề về tâm thần,” bà nói, ước tính các doanh nghiệp sẽ mất từ 8 đến 10 tỷ USD do sản lượng bị mất đi mỗi năm.

“Không gì tốn kém hơn việc phải cho một nhân viên tốt nghỉ hưu khi họ mới ngoài 40 tuổi bởi vì họ đang kiệt sức. Trường hợp này không còn là môt ngoại lệ. Đó là một xu hướng, và chúng ta cần phải làm điều gì đó,” bà nói.

Trong quá khứ, trọng tâm của chiến lược bảo vệ người lao động là do chính quyền phát triển, người sử dụng lao động, công đoàn và các hãng bảo hiểm làm việc trên một lực lượng lao động có sức khỏe tốt.

Mục tiêu mới là đưa sức khỏe tâm lý lên vị trí ưu tiên hàng đầu từ năm 2013.

Von der Leyen lập luận rằng đó không phải là việc siết chặt lại luật pháp, như luật bảo vệ lực lượng lao động hiện nay của Đức đã rất nghiêm ngặt và yêu cầu người sử dụng lao động phải bảo đảm tâm lý tốt cho các công nhân của họ.

“Nhưng phát luật không được thi hành đầy đủ, chủ yếu là do không được biết đến,” bộ trưởng nói.

Khi được hỏi điều gì làm cho mọi người phát bệnh, von der Leyen gợi ý đến một số yếu tố khác nhau, từ sự đơn điệu, áp lực thời gian, quản lý yếu kém, thiếu đoàn kết giữa các công nhân, nhưng cũng có cả những điều như không gian mở tại nơi làm việc, và kỳ vọng rằng các nhân viên có thể tiếp nhận và trả lời các email, điện thoại liên quan đến công việc ngay cả trong thời gian rảnh rỗi của họ.

Công đoàn IG Metall khẳng định rằng các quy định cụ thể được đưa ra để bảo vệ sức khỏe tâm thần của người dân tại nơi làm việc.

Theo ước tính của công đoàn, chi phí y tế cho việc kiệt sức sẽ mất khoảng 27 tỷ euro một năm.

“Trong khi mọi người nói về sự kiệt sức, các công ty cũng như các nhà hoạch định chính sách đã không làm bất cứ điều gì về việc đó,” thành viên hội đồng quản trị của IG Metall, Hans-Juergen cho biết.

Tuy nhiên, đối với một số bác sỹ tâm thần, “kiệt sức” chỉ đơn giản là một từ đang thịnh hành, một thuật ngữ có tính hình thức và được chấp nhận nhiều hơn cho một vấn đề chỉ đơn giản là một hình thức của bệnh trầm cảm, và không có sự kỳ thị gắn liền với bệnh tâm thần.

“Kiệt sức không phải và không bao giờ là một căn bệnh. Đó là một hội chứng được định nghĩa không rõ ràng với lý do chính đáng là nó không nằm trong phân loại quốc tế về bệnh của Tổ chức y tế thế giới,” nhà tâm lsy học Markus Pawelzil cho biết.

Nhưng AOK, công ty bảo hiểm sức khỏe cộng đồng không đồng ý.

“Hội chứng kiệt sức là một căn bệnh cần được quan tâm nghiêm túc,” công ty này viết trên website của mình.

Nó có thể mang lại những biến chứng nghiêm trọng, như rối loạn nhịp tim hay các vấn đề về dạ dày, ruột, AOK cho biết.

“Nó cũng có thể dẫn đến những biểu hiện trầm cảm, bao gồm cả những ý nghĩ về sự tự tử. Nó không chỉ đơn thuần là một căn bệnh bên ngoài, nhưng được chẩn đoán xuất hiện trong khoảng 10% lực lượng lao động trong khoảng những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Và ước tính tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% trong những năm tới,” AOK nói.

Thuật ngữ này chắc chắn đã trở nên thông dụng trên các phương tiện truyền thông trong những năm gần đây, với tạp chí tuần uy tín Der Spiegel đưa ra hai vấn đề về hiện tượng này năm ngoái, và được tổ chức ngôn ngữ xã hội Đức xếp hạng thứ 6 trong danh sách các từ của năm.

Gần đây, các nhân vật nổi tiếng như huấn luyện viên bóng đã Ralf Rangnick và người đứng đầu tập đoàn truyền thông khổng lồ Bertelsmann, Harmut Ostrowski, đã trò chuyện cởi mở về bệnh tình của họ.

Tuy nhiên, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung đặt câu hỏi tại sao kiệt sức được viết nhiều tại Đức, trong khi tại Pháp, nơi nền kinh tế rất tồi tệ, thì nó dường như “không phải là một mối bận tâm”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục