Chiều 25/1, Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác xây dựng Đảng năm 2013 đã hoàn thành chương trình đề ra sau 1 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân; đóng góp những ý kiến thiết thực vào phương hướng, nhiệm vụ công tác, nhất là những vấn đề trọng tâm cần quan tâm thực hiện trong năm 2013.
Các đại biểu đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn liên quan đến công tác tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ, phương thức lãnh đạo của Đảng, về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Kết luận hội nghị, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nêu rõ năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, khối lượng và tính chất công việc năm 2013 của ngành đòi hỏi yêu cầu rất cao.
Theo Chương trình làm việc năm 2013 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sẽ có trên 30 đề án thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng, trong đó chưa bao gồm nhiệm vụ về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; công tác luân chuyển đào tạo cán bộ và việc luân chuyển bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương...
Đi đôi với khối lượng công việc lớn là mức độ hết sức khó và phức tạp của nhiều đề án, nhiều vấn đề đặt ra bởi ngành đang nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mấu chốt nhất của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền, lãnh đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; với yêu cầu ngày càng cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát huy dân chủ trong Đảng, trong xã hội.
Hầu hết những vấn đề này đều mới, chưa có tiền lệ, do vậy sẽ có rất nhiều khó khăn. Bối cảnh, tình hình và nhiệm vụ đó, đòi hỏi những người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng phải có dũng khí, sự quyết tâm cao và tinh thần chủ động, sáng tạo, mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ, công tác đề ra, ông Tô Huy Rứa nhấn mạnh.
Về phương hướng công tác và nhiệm vụ cụ thể, ông Tô Huy Rứa đề nghị ngành Tổ chức xây dựng Đảng cần tập trung tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khắc phục ngay những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, được chỉ ra hoặc tự phát hiện trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua. Những công việc, những nội dung có thể làm được, sửa được thì làm ngay, sửa ngay, không nhất thiết phải chờ vào quy định, hướng dẫn của Trung ương. Ví dụ như việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ; việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo quản lý; việc đổi mới quy trình tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ... theo hướng dân chủ cạnh tranh, khách quan, công bằng, minh bạch, công khai như một số tỉnh ủy, thành ủy vừa qua đã chủ động triển khai.
Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), ngành đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về phương thức lãnh đạo của Đảng, để tham mưu đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Ngành nghiên cứu đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng quy chế về quan hệ công tác giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ với Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với các ban Trung ương Đảng, tỉnh uỷ, thành ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Đảng đoàn Quốc hội; quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh; quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp huyện, của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; mô hình tổ chức của đảng bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước.
Ngành tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ các đảng bộ, chi bộ ở xã, phường và các loại hình doanh nghiệp... tham mưu về tổ chức, bộ máy và nhân sự ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính và Ban Kinh tế ở Trung ương và các địa phương, sớm đưa các ban này vào hoạt động.
Ngoài ra, ngành tổ chức xây dựng Đảng phải chú trọng tham mưu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, bảo đảm chất lượng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; chú trọng bảo đảm cơ cấu ba độ tuổi trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Ngành nghiêm túc thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch; đồng thời khi phê duyệt quy hoạch, cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung nhân sự từ nơi khác vào quy hoạch của cấp dưới, bảo đảm phương châm “mở,” “động”, liên thông giữa quy hoạch của cấp dưới với quy hoạch cấp trên, giữa Trung ương với địa phương, giữa các ngành, các cấp với nhau.
Ông Tô Huy Rứa yêu cầu toàn ngành thực hiện tốt công tác luân chuyển đào tạo cán bộ; đưa cán bộ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở bộ, ngành Trung ương, giữ chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Cán bộ cấp cục, vụ và tương đương giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, trưởng ban, phó trưởng ban, giám đốc, phó giám đốc sở, ngành tỉnh, thành phố.
Ngành tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với cán bộ trong quy hoạch cấp chiến lược. Kết hợp luân chuyển để đào tạo cán bộ với chuẩn bị nhân sự cấp ủy tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và thực hiện chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương (khoảng 20%-25% đối với cấp tỉnh và khoảng 50% đối với cấp huyện).
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, ngành khẩn trương nghiên cứu xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định về tổ chức, cán bộ, cơ sở đảng, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cán bộ, thực hiện các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 trong đó, nhiều vấn đề quan trọng như quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ; quy định trách nhiệm, quyền hạn người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; quy định về phân cấp quản lý cán bộ, về bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, về luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ; xây dựng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ; chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và chính sách đối với cán bộ về công tác ở các địa bàn khó khăn...
Ngành tiếp tục thí điểm và sơ kết, tổng kết các đề án thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã, cấp huyện; đề án thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường; chủ trương về việc đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh trực tiếp bầu bí thư cấp ủy có số dư; nghiên cứu thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử bổ sung ủy viên ban thường vụ cấp ủy; cấp trưởng lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; nghiên cứu thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị; chế độ tiến cử, tập sự lãnh đạo và định kỳ thi, sát hạch đối với cán bộ...
Qua thí điểm, sơ kết, tổng kết, những vấn đề đã rõ, đã chín muồi, ý kiến thống nhất cao thì chuyển thành Luật, Điều lệ, quy chế, quy định để thực hiện; những vấn đề chưa đủ chín muồi, ý kiến còn khác nhau sẽ tiếp tục thí điểm để đánh giá về tính khả thi.
Ngành tổ chức xây dựng Đảng tham mưu về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, bao gồm việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội; sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
Ngành rà soát đội ngũ cán bộ, tham mưu việc sắp xếp, bố trí cán bộ và việc bổ sung, kiện toàn Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bổ sung, kiện toàn ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ các cấp, chuẩn bị một bước về nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ tới.
Đồng thời với tham mưu xây dựng quy hoạch cấp ủy, quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý, ngành tổ chức xây dựng Đảng tiến hành tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch đội ngũ làm công tác tổ chức các cấp, bảo đảm có kiến thức, có năng lực thực tiễn tốt, công tâm, trung thực, khách quan, đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới.
Tại hội nghị, Ban Tổ chức Trung ương đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng năm 2012./.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân; đóng góp những ý kiến thiết thực vào phương hướng, nhiệm vụ công tác, nhất là những vấn đề trọng tâm cần quan tâm thực hiện trong năm 2013.
Các đại biểu đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn liên quan đến công tác tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ, phương thức lãnh đạo của Đảng, về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Kết luận hội nghị, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nêu rõ năm 2013 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, khối lượng và tính chất công việc năm 2013 của ngành đòi hỏi yêu cầu rất cao.
Theo Chương trình làm việc năm 2013 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sẽ có trên 30 đề án thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng, trong đó chưa bao gồm nhiệm vụ về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; công tác luân chuyển đào tạo cán bộ và việc luân chuyển bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương...
Đi đôi với khối lượng công việc lớn là mức độ hết sức khó và phức tạp của nhiều đề án, nhiều vấn đề đặt ra bởi ngành đang nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mấu chốt nhất của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền, lãnh đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; với yêu cầu ngày càng cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát huy dân chủ trong Đảng, trong xã hội.
Hầu hết những vấn đề này đều mới, chưa có tiền lệ, do vậy sẽ có rất nhiều khó khăn. Bối cảnh, tình hình và nhiệm vụ đó, đòi hỏi những người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng phải có dũng khí, sự quyết tâm cao và tinh thần chủ động, sáng tạo, mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ, công tác đề ra, ông Tô Huy Rứa nhấn mạnh.
Về phương hướng công tác và nhiệm vụ cụ thể, ông Tô Huy Rứa đề nghị ngành Tổ chức xây dựng Đảng cần tập trung tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khắc phục ngay những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, được chỉ ra hoặc tự phát hiện trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua. Những công việc, những nội dung có thể làm được, sửa được thì làm ngay, sửa ngay, không nhất thiết phải chờ vào quy định, hướng dẫn của Trung ương. Ví dụ như việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ; việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo quản lý; việc đổi mới quy trình tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ... theo hướng dân chủ cạnh tranh, khách quan, công bằng, minh bạch, công khai như một số tỉnh ủy, thành ủy vừa qua đã chủ động triển khai.
Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), ngành đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về phương thức lãnh đạo của Đảng, để tham mưu đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Ngành nghiên cứu đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng quy chế về quan hệ công tác giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ với Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với các ban Trung ương Đảng, tỉnh uỷ, thành ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Đảng đoàn Quốc hội; quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp tỉnh; quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp huyện, của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; mô hình tổ chức của đảng bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước.
Ngành tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ các đảng bộ, chi bộ ở xã, phường và các loại hình doanh nghiệp... tham mưu về tổ chức, bộ máy và nhân sự ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính và Ban Kinh tế ở Trung ương và các địa phương, sớm đưa các ban này vào hoạt động.
Ngoài ra, ngành tổ chức xây dựng Đảng phải chú trọng tham mưu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, bảo đảm chất lượng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; chú trọng bảo đảm cơ cấu ba độ tuổi trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Ngành nghiêm túc thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch; đồng thời khi phê duyệt quy hoạch, cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung nhân sự từ nơi khác vào quy hoạch của cấp dưới, bảo đảm phương châm “mở,” “động”, liên thông giữa quy hoạch của cấp dưới với quy hoạch cấp trên, giữa Trung ương với địa phương, giữa các ngành, các cấp với nhau.
Ông Tô Huy Rứa yêu cầu toàn ngành thực hiện tốt công tác luân chuyển đào tạo cán bộ; đưa cán bộ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở bộ, ngành Trung ương, giữ chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Cán bộ cấp cục, vụ và tương đương giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, trưởng ban, phó trưởng ban, giám đốc, phó giám đốc sở, ngành tỉnh, thành phố.
Ngành tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với cán bộ trong quy hoạch cấp chiến lược. Kết hợp luân chuyển để đào tạo cán bộ với chuẩn bị nhân sự cấp ủy tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và thực hiện chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương (khoảng 20%-25% đối với cấp tỉnh và khoảng 50% đối với cấp huyện).
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, ngành khẩn trương nghiên cứu xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định về tổ chức, cán bộ, cơ sở đảng, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cán bộ, thực hiện các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 trong đó, nhiều vấn đề quan trọng như quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ; quy định trách nhiệm, quyền hạn người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; quy định về phân cấp quản lý cán bộ, về bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, về luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ; xây dựng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ; chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và chính sách đối với cán bộ về công tác ở các địa bàn khó khăn...
Ngành tiếp tục thí điểm và sơ kết, tổng kết các đề án thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã, cấp huyện; đề án thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường; chủ trương về việc đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh trực tiếp bầu bí thư cấp ủy có số dư; nghiên cứu thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử bổ sung ủy viên ban thường vụ cấp ủy; cấp trưởng lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; nghiên cứu thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị; chế độ tiến cử, tập sự lãnh đạo và định kỳ thi, sát hạch đối với cán bộ...
Qua thí điểm, sơ kết, tổng kết, những vấn đề đã rõ, đã chín muồi, ý kiến thống nhất cao thì chuyển thành Luật, Điều lệ, quy chế, quy định để thực hiện; những vấn đề chưa đủ chín muồi, ý kiến còn khác nhau sẽ tiếp tục thí điểm để đánh giá về tính khả thi.
Ngành tổ chức xây dựng Đảng tham mưu về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, bao gồm việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội; sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
Ngành rà soát đội ngũ cán bộ, tham mưu việc sắp xếp, bố trí cán bộ và việc bổ sung, kiện toàn Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bổ sung, kiện toàn ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ các cấp, chuẩn bị một bước về nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ tới.
Đồng thời với tham mưu xây dựng quy hoạch cấp ủy, quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý, ngành tổ chức xây dựng Đảng tiến hành tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch đội ngũ làm công tác tổ chức các cấp, bảo đảm có kiến thức, có năng lực thực tiễn tốt, công tâm, trung thực, khách quan, đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới.
Tại hội nghị, Ban Tổ chức Trung ương đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng năm 2012./.
Hương Thủy (TTXVN)