Niềm tin của Mitt Romney vốn chỉ khiến cử tri Mỹ hơi tò mò trong suốt chiến dịch vận động tranh cử của ông. Nhưng giờ với việc ông đã trở thành người đại diện phe Cộng hòa ganh đua với đối thủ là đương kim Tổng thống Barack Obama, liệu cử tri Mỹ đã sẵn sàng để chấp nhận một Tổng thống Mormon?
Ứng cử viên này đi vào lịch sử khi là người đầu tiên thuộc đạo Mormon giành ghế đại diện một đảng chính trị lớn tham gia tranh cử. Thành tích này có được một phần nhờ việc đạo Mormon đã được chấp nhận khá nhiều ở Mỹ, kể từ thời điểm nó thành lập cách đây 2 thế kỷ.
Trường hợp Romney đắc cử, đó sẽ là cơ hội để nhà thờ Mormon mở rộng hình ảnh của họ ra khắp nước Mỹ và thế giới.
Romney, người đã đánh bại nhiều đối thủ trong cuộc chạy đua mệt mỏi ở phe Cộng hòa, đã trở thành ngôi sao tranh ghế Tổng thống của đảng Cộng hòa, vốn nhiều người Thiên Chúa giáo và không ít trong số đó coi đạo Mormon là một giáo phái kỳ dị.
Nhưng bất chấp những nghi ngờ vẫn tồn tại về đạo Mormon (cuộc thăm dò của Bloomberg News tiến hành hồi tháng 3 cho thấy hơn 1/3 người Mỹ có quan điểm không ưa nhà thờ Mormon) giáo sư Brandon Rottinghaus ở Đại học Houston đánh giá người Mỹ đã sẵn sàng để chào đón một tổng thống Mormon.
"Sẽ có một bộ phận nhỏ các cử tri Thiên chúa giáo không chấp nhận đạo Mormon như một giáo lý thuộc về Thiên Chúa giáo, nhưng phần lớn cử tri khác sẽ chấp nhận" - Rottinghaus nói - "Thách thức lớn nhất của Romney là đi qua cuộc chạy đua của đảng Cộng hòa mà không gây nên những sự phẫn nộ về tôn giáo và họ đã hoàn tất nhiệm vụ.
Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu đã im lặng không phải ứng với chiến dịch tranh cử Tổng thống. "Quan điểm chính trị trung lập của nhà thờ đã được thiết lập rõ ràng và chúng tôi không quan tâm tới việc cung cấp bình luận về một cuộc đua chính trị" - Eric Hawkins, phát ngôn giáo hội có trụ sở ở Utah nói.
Sự đặc biệt trong cuộc bầu cử năm nay kém hơn nhiều cuộc bầu cử hồi năm 2008, vốn đã đạt được khá nhiều cái nhất: Người Mỹ lần đầu chọn ông Barack Obama làm Tổng thống da màu đầu tiên, Sarah Palin trở thành ứng cử viên Phó Tổng thống đầu tiên là nữ của phe Cộng hòa và Hillary Clinton đã suýt giành chiến thắng ở phe Dân chủ để đại diện đảng chạy đua vào ghế Tổng thống. Còn trước nữa, hồi năm 2000, Al Gore đã suýt giành một ghế ở Nhà Trắng cùng bạn tranh cử Joe Lieberman, một người theo Do Thái giáo chính tông.
Romney không phải là người theo đạo Mormon đầu tiên chạy đua vào Nhà Trắng. Sáng lập viên của đạo này, Joseph Smith, đã chạy đua hồi năm 1844, nhằm đấu tranh giúp mang lại quyền tự do dân sự lớn hơn cho các tín đồ.
Và còn phải kể tới Jon Huntsman, cựu Thống đốc Utah, người cũng tham gia cuộc đua của phe Cộng hòa trong năm nay, nhưng chiến dịch của ông không thu hút sự chú ý của dư luận nên ông đã bỏ cuộc hồi tháng Giêng.
Với cuộc bầu cử hiện đã hoạt động hết tốc lực, Obama và Romney đang đả kích nhau kịch liệt trên mặt chính sách kinh tế. Nhưng đặc điểm tính cách và nền tảng cá nhân cũng là một phần trong chiến trường và niềm tin của Romney hẳn sẽ bị nhiều người săm soi.
Với nhiều người Mormon, như Aaron Sherinian, một giáo sư về quan hệ công chúng ở Washington, sự đề cử của Romney đánh dấu một cơ hội để "nói lên chúng tôi là ai, tin vào điều gì và vì sao việc phục vụ đất nước nằm trong tâm khảm cộng đồng chúng tôi".
Nhưng theo Sherinian, tín ngưỡng không phải là thứ quyết định lá phiếu cử tri. "Cuộc bầu cử này sẽ đặt trọng tâm vào chuyện gì sẽ xảy ra với sổ chi tiêu của người dân, hơn là việc giảng kinh" - ông nói.
Romney đã nói rất ít về tín ngưỡng của ông, chỉ cho biết mình là người theo đạo, với niềm tin giống mọi người Thiên chúa giáo khác.
Năm 2007, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống đầu tiên, Romney đã phát biểu về vai trò của niềm tin tôn giáo ở Mỹ, nhưng ông chỉ nhắc tới đạo Mormon có 1 lần.
Đầu tháng này, ông tiếp tục phát biểu tại Đại học Tự do, trường đại học Thiên chúa giáo phái Phúc âm lớn nhất Mỹ. Tuy nhiên ông cũng chỉ bàn tới các vấn đề chung của Thiên chúa giáo.
Đạo Mormon không được lòng người ngoài một phần bởi truyền thống bí mật của nó. Ví dụ như người không theo đạo Mormon sẽ không được vào các nhà thờ của đạo này.
Các thà thờ Mormon cũng nổi tiếng về lối sống đa thê và các quy định nghiêm ngặt chống lại rượu, thuốc lá, càphê.
Hiện có 6 triệu người theo đạo Mormon ở Mỹ, nơi đạo này được thành lập. 3/4 trong số đó tự nhận mình là người bảo thủ.
Sherinian nói rằng nhà thờ Mormon vẫn công khai cổ súy một thông điệp chính trị, trong đó khuyến khích các con chiên nắm rõ thông tin về các ứng viên tổng thống và có trách nhiệm tham gia vào tiến trình bầu cử chính trị, "cho dù ứng viên là người Mormon, Hồi giáo hay Hội Giám lý./.
Ứng cử viên này đi vào lịch sử khi là người đầu tiên thuộc đạo Mormon giành ghế đại diện một đảng chính trị lớn tham gia tranh cử. Thành tích này có được một phần nhờ việc đạo Mormon đã được chấp nhận khá nhiều ở Mỹ, kể từ thời điểm nó thành lập cách đây 2 thế kỷ.
Trường hợp Romney đắc cử, đó sẽ là cơ hội để nhà thờ Mormon mở rộng hình ảnh của họ ra khắp nước Mỹ và thế giới.
Romney, người đã đánh bại nhiều đối thủ trong cuộc chạy đua mệt mỏi ở phe Cộng hòa, đã trở thành ngôi sao tranh ghế Tổng thống của đảng Cộng hòa, vốn nhiều người Thiên Chúa giáo và không ít trong số đó coi đạo Mormon là một giáo phái kỳ dị.
Nhưng bất chấp những nghi ngờ vẫn tồn tại về đạo Mormon (cuộc thăm dò của Bloomberg News tiến hành hồi tháng 3 cho thấy hơn 1/3 người Mỹ có quan điểm không ưa nhà thờ Mormon) giáo sư Brandon Rottinghaus ở Đại học Houston đánh giá người Mỹ đã sẵn sàng để chào đón một tổng thống Mormon.
"Sẽ có một bộ phận nhỏ các cử tri Thiên chúa giáo không chấp nhận đạo Mormon như một giáo lý thuộc về Thiên Chúa giáo, nhưng phần lớn cử tri khác sẽ chấp nhận" - Rottinghaus nói - "Thách thức lớn nhất của Romney là đi qua cuộc chạy đua của đảng Cộng hòa mà không gây nên những sự phẫn nộ về tôn giáo và họ đã hoàn tất nhiệm vụ.
Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu đã im lặng không phải ứng với chiến dịch tranh cử Tổng thống. "Quan điểm chính trị trung lập của nhà thờ đã được thiết lập rõ ràng và chúng tôi không quan tâm tới việc cung cấp bình luận về một cuộc đua chính trị" - Eric Hawkins, phát ngôn giáo hội có trụ sở ở Utah nói.
Sự đặc biệt trong cuộc bầu cử năm nay kém hơn nhiều cuộc bầu cử hồi năm 2008, vốn đã đạt được khá nhiều cái nhất: Người Mỹ lần đầu chọn ông Barack Obama làm Tổng thống da màu đầu tiên, Sarah Palin trở thành ứng cử viên Phó Tổng thống đầu tiên là nữ của phe Cộng hòa và Hillary Clinton đã suýt giành chiến thắng ở phe Dân chủ để đại diện đảng chạy đua vào ghế Tổng thống. Còn trước nữa, hồi năm 2000, Al Gore đã suýt giành một ghế ở Nhà Trắng cùng bạn tranh cử Joe Lieberman, một người theo Do Thái giáo chính tông.
Romney không phải là người theo đạo Mormon đầu tiên chạy đua vào Nhà Trắng. Sáng lập viên của đạo này, Joseph Smith, đã chạy đua hồi năm 1844, nhằm đấu tranh giúp mang lại quyền tự do dân sự lớn hơn cho các tín đồ.
Và còn phải kể tới Jon Huntsman, cựu Thống đốc Utah, người cũng tham gia cuộc đua của phe Cộng hòa trong năm nay, nhưng chiến dịch của ông không thu hút sự chú ý của dư luận nên ông đã bỏ cuộc hồi tháng Giêng.
Với cuộc bầu cử hiện đã hoạt động hết tốc lực, Obama và Romney đang đả kích nhau kịch liệt trên mặt chính sách kinh tế. Nhưng đặc điểm tính cách và nền tảng cá nhân cũng là một phần trong chiến trường và niềm tin của Romney hẳn sẽ bị nhiều người săm soi.
Với nhiều người Mormon, như Aaron Sherinian, một giáo sư về quan hệ công chúng ở Washington, sự đề cử của Romney đánh dấu một cơ hội để "nói lên chúng tôi là ai, tin vào điều gì và vì sao việc phục vụ đất nước nằm trong tâm khảm cộng đồng chúng tôi".
Nhưng theo Sherinian, tín ngưỡng không phải là thứ quyết định lá phiếu cử tri. "Cuộc bầu cử này sẽ đặt trọng tâm vào chuyện gì sẽ xảy ra với sổ chi tiêu của người dân, hơn là việc giảng kinh" - ông nói.
Romney đã nói rất ít về tín ngưỡng của ông, chỉ cho biết mình là người theo đạo, với niềm tin giống mọi người Thiên chúa giáo khác.
Năm 2007, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống đầu tiên, Romney đã phát biểu về vai trò của niềm tin tôn giáo ở Mỹ, nhưng ông chỉ nhắc tới đạo Mormon có 1 lần.
Đầu tháng này, ông tiếp tục phát biểu tại Đại học Tự do, trường đại học Thiên chúa giáo phái Phúc âm lớn nhất Mỹ. Tuy nhiên ông cũng chỉ bàn tới các vấn đề chung của Thiên chúa giáo.
Đạo Mormon không được lòng người ngoài một phần bởi truyền thống bí mật của nó. Ví dụ như người không theo đạo Mormon sẽ không được vào các nhà thờ của đạo này.
Các thà thờ Mormon cũng nổi tiếng về lối sống đa thê và các quy định nghiêm ngặt chống lại rượu, thuốc lá, càphê.
Hiện có 6 triệu người theo đạo Mormon ở Mỹ, nơi đạo này được thành lập. 3/4 trong số đó tự nhận mình là người bảo thủ.
Sherinian nói rằng nhà thờ Mormon vẫn công khai cổ súy một thông điệp chính trị, trong đó khuyến khích các con chiên nắm rõ thông tin về các ứng viên tổng thống và có trách nhiệm tham gia vào tiến trình bầu cử chính trị, "cho dù ứng viên là người Mormon, Hồi giáo hay Hội Giám lý./.
Linh Vũ (Vietnam+)