Thái Lan sẽ che chở cho người Royingya nhập cư trong vòng 6 tháng nữa, đồng thời tìm kiếm các cuộc đàm phán với Myanmar và các quốc gia khác để giải quyết số phận những người này.
Kế hoạch cụ thể sẽ sớm được đệ trình lên Thủ tướng Yingluck Shinawatra để thông qua.
Quyết định trên được Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul công bố sau cuộc họp giữa Bộ ngoại giao và các cơ quan an ninh ngày 25/1, trong bối cảnh quốc tế kêu gọi nước này không đẩy đuổi những người di cư khi họ đã vào Thái Lan.
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ giành khoản ngân sách 12 triệu Baht hoặc mức trợ cấp 75 Baht/ngày cho mỗi người nhập cư.
Thái Lan cũng sẽ thảo luận với các tổ chức quốc tế, bao gồm Cao ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn, Tổ chức di dân quốc tế và Ủy ban quốc tế của Hội Chữ thập đỏ để hỗ trợ cho kế hoạch của Thái Lan, thảo luận với những quốc gia sẵn sàng tiếp nhận tái định cư người Rohingya
Vấn đề người Rohingya sẽ nằm trong chương trình nghị sự song phương Thái Lan-Myanmar và không loại trừ trường hợp những người di cư sẽ được hồi hương về Myanmar.
Rohingya là nhóm người dân tộc thiểu số Hồi giáo, sống tập trung chủ yếu tại tiểu bang Rakhine, phía Tây Myanmar.
Theo số liệu mới nhất hiện có 1.390 người Rohingya trên lãnh thổ Thái Lan, trong đó hơn 200 người là phụ nữ và trẻ em, tập trung chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Nam, nhất là Songkhla.
Họ bị coi là những người nhập cư trái phép và có thể bị trục xuất sau 6 tháng theo quy định của pháp luật Thái Lan.
Vấn đề người Rohingya trở thành tâm điểm của dư luận sau sự kiện chính quyền Thái Lan bắt giữ khoảng 900 người Rohingya tại nhiều nơi trong tỉnh Songkhla, trong lúc những người này đang chờ sang Malaysia làm việc.
Qua điều tra cảnh sát đã phát hiện một số binh sỹ quân đội Thái liên quan việc đưa người trái phép từ Myanmar sang Malaysia qua Thái Lan./.
Kế hoạch cụ thể sẽ sớm được đệ trình lên Thủ tướng Yingluck Shinawatra để thông qua.
Quyết định trên được Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul công bố sau cuộc họp giữa Bộ ngoại giao và các cơ quan an ninh ngày 25/1, trong bối cảnh quốc tế kêu gọi nước này không đẩy đuổi những người di cư khi họ đã vào Thái Lan.
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ giành khoản ngân sách 12 triệu Baht hoặc mức trợ cấp 75 Baht/ngày cho mỗi người nhập cư.
Thái Lan cũng sẽ thảo luận với các tổ chức quốc tế, bao gồm Cao ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn, Tổ chức di dân quốc tế và Ủy ban quốc tế của Hội Chữ thập đỏ để hỗ trợ cho kế hoạch của Thái Lan, thảo luận với những quốc gia sẵn sàng tiếp nhận tái định cư người Rohingya
Vấn đề người Rohingya sẽ nằm trong chương trình nghị sự song phương Thái Lan-Myanmar và không loại trừ trường hợp những người di cư sẽ được hồi hương về Myanmar.
Rohingya là nhóm người dân tộc thiểu số Hồi giáo, sống tập trung chủ yếu tại tiểu bang Rakhine, phía Tây Myanmar.
Theo số liệu mới nhất hiện có 1.390 người Rohingya trên lãnh thổ Thái Lan, trong đó hơn 200 người là phụ nữ và trẻ em, tập trung chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Nam, nhất là Songkhla.
Họ bị coi là những người nhập cư trái phép và có thể bị trục xuất sau 6 tháng theo quy định của pháp luật Thái Lan.
Vấn đề người Rohingya trở thành tâm điểm của dư luận sau sự kiện chính quyền Thái Lan bắt giữ khoảng 900 người Rohingya tại nhiều nơi trong tỉnh Songkhla, trong lúc những người này đang chờ sang Malaysia làm việc.
Qua điều tra cảnh sát đã phát hiện một số binh sỹ quân đội Thái liên quan việc đưa người trái phép từ Myanmar sang Malaysia qua Thái Lan./.
Lê Minh Hưởng/Bangkok (Vietnam+)