Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương cho biết trong tháng Bảy vừa qua, hầu hết các mặt hàng thiết yếu có nguồn cung dồi dào nhưng sức mua hàng hóa trên thị trường vẫn chậm.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tháng Bảy vừa qua chỉ đạt trên 189.000 tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước đó và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung bảy tháng, tổng mức lưu chuyển đạt hơn 1.327.000 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ, nếu loại bỏ yếu tố tăng giá thì tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ bảy tháng chỉ tăng 6,8%.
Theo Vụ Thị trường trong nước, trong các thành phần kinh tế tham gia thị trường, thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất 48,3%, tiếp đó là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước với tỷ trọng tương ứng là 35,6% và 12,3%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,7%, kinh tế tập thể chiếm 1,0%.
Nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch năm nay, các chuyên gia thương mại cho rằng các Sở Công Thương, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, giảm hàng tồn kho, tăng cường xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước.
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, gian lận thương mại; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Mặt khác, các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty tập trung đẩy mạnh công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính, thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực ngoài ngành như bất động sản, tài chính…; tập trung đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, đặc biệt đối với các mặt hàng hóa chất, vật liệu xây dựng, thiết bị điện; tăng cường sản xuất để đảm bảo cung cầu, bình ổn giá thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.
Cũng theo các chuyên gia thương mại, các Sở Công Thương nên tích cực và chủ động thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;” triển khai thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, ổn định thị trường trong nước; đảm bảo an toàn trong sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, trong đó tập trung vào cả công tác xúc tiến xuất khẩu, thương mại trong nước và xúc tiến thương mại biên giới, hải đảo./.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tháng Bảy vừa qua chỉ đạt trên 189.000 tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước đó và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung bảy tháng, tổng mức lưu chuyển đạt hơn 1.327.000 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ, nếu loại bỏ yếu tố tăng giá thì tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ bảy tháng chỉ tăng 6,8%.
Theo Vụ Thị trường trong nước, trong các thành phần kinh tế tham gia thị trường, thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất 48,3%, tiếp đó là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước với tỷ trọng tương ứng là 35,6% và 12,3%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,7%, kinh tế tập thể chiếm 1,0%.
Nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch năm nay, các chuyên gia thương mại cho rằng các Sở Công Thương, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, giảm hàng tồn kho, tăng cường xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước.
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, gian lận thương mại; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Mặt khác, các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty tập trung đẩy mạnh công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính, thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực ngoài ngành như bất động sản, tài chính…; tập trung đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, đặc biệt đối với các mặt hàng hóa chất, vật liệu xây dựng, thiết bị điện; tăng cường sản xuất để đảm bảo cung cầu, bình ổn giá thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.
Cũng theo các chuyên gia thương mại, các Sở Công Thương nên tích cực và chủ động thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;” triển khai thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, ổn định thị trường trong nước; đảm bảo an toàn trong sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, trong đó tập trung vào cả công tác xúc tiến xuất khẩu, thương mại trong nước và xúc tiến thương mại biên giới, hải đảo./.
Uyên Hương (TTXVN)