Nguồn vốn xã hội hóa vẫn là 'điểm nghẽn' của ngành đường sắt

Đường sắt tiến hành tiếp cuộc ‘đại phẫu’ cổ phần hóa, thoái vốn

Đường sắt sẽ tiến hành tiếp cuộc “đại phẫu” về cổ phần hóa, thoái vốn ở các doanh nghiệp, thu hút vốn xã hội hóa, nghiên cứu lại tổ chức bộ máy để nâng cao sức cạnh tranh với các loại hình vận tải.
Đường sắt tiến hành tiếp cuộc ‘đại phẫu’ cổ phần hóa, thoái vốn ảnh 1Đường sắt tiến hành tiếp cổ phần hóa, thoái vốn ở các doanh nghiệp của ngành. (Ảnh: TTXVN)

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ giảm tỷ lệ cổ phần chi phối và duy trì ở mức 51%, giảm tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đường sắt, tạo cơ chế để thu hút vốn xã hội hóa đồng thời nghiên cứu lại tổ chức bộ máy để nâng cao sức cạnh tranh với các loại hình vận tải khác.

[Đường sắt kéo ‘thượng đế’ lại với tàu ‘5 sao’, suất ăn hàng không]

Tại cuộc họp tái cơ cấu VNR vào chiều ngày 3/1, theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, mô hình hiện nay sau tái cơ cấu gồm Công ty Mẹ và 18 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 5 đơn vị sự nghiệp; 25 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối. Vốn điều lệ của Tổng công ty là 3.250 tỷ đồng.

“VNR đã hoàn thành tái cơ cấu giai đoạn 1 thu gọn ngành nghề sản xuất kinh doanh, tập trung vào vận tải hàng hóa, cổ phần hóa thoái vốn sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ vốn…,” ông Minh nhấn mạnh.

Trong giai đoạn 2017-2020, VNR sẽ triển khai tiếp tái cơ cấu giai đoạn 2 sẽ là nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đó tập trung vào cơ cấu năng lực và hiệu suất lao động, tái cơ cấu mô hình tổ chức Công ty con hợp nhất 2 đơn vị vận tải Hà Nội và Sài Gòn làm một, trong đó thành lập Công ty chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt là Công ty cổ phần có vốn góp không chi phối của doanh nghiệp hợp nhất.

Sau khi tổ chức sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, Tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện thoái hết toàn bộ vốn tại Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt này.

Bên cạnh đó, ngành đường sắt cũng tính toán tái cơ cấu 2 Công ty xe lửa Dĩ An và Gia Lâm để tập trung cơ khí hóa đóng đầu máy và toa xe cho đường sắt quốc gia vươn lên tầm trung của khu vực Đông Nam Á và làm hậu cần cho đường sắt đô thị và chuẩn bị nguôn nhân vật lực cho đường sắt tốc độ cao sau này.

Ngoài ra, VNR sẽ đầu tư các nhà ga, cảng cạn (IDC) bằng nguồn vốn xã hội hóa; nguồn vốn đầu máy toa xe dùng vốn doanh nghiệp và vay tín dụng; cải tạo thông tin tín hiệu đường sắt; tái cơ cấu quan trị (phần mềm bán vé, hàng hóa, theo dõi kết cấu hạ tầng…); tái cơ cấu khoa học công nghệ (thiết bị hạ tầng, hệ thống thông tin tín hiệu chạy tàu, thiết bị bốc xếp…)

Những hạng mục trên đây là điểm yếu của đường sắt và là vấn đề trọng tâm được Tổng công ty hướng tới vì công nghệ quyết định rất nhiều yếu tố cấu thành lên chi phí vận hành và lợi nhuận.

Đề cập đến nguồn vốn xã hội hóa vẫn là “điểm nghẽn” của đường sắt thời gian vừa qua, ông Minh đưa ra câu hỏi đầu tư đường sắt cho ai? Đầu tư đường sắt không phải cho doanh nghiệp đường sắt mà để cho phục vụ phát triển kinh tế xã hội, giảm chi phí logistics, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và tạo sự thuận lợi đi lại cho người dân.

[Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt: “Chúng tôi không còn đường lùi”]

“Doanh nghiệp đường sắt sinh ra chỉ để quản lý, khai thác tối đa đầu tư hạ tầng của Nhà nước, lợi ích không mang lại chủ yếu cho xã hội. Đó là lý do tại sao đường sắt kể cả ở các nước phát triển trên thế giới không thể xã hội hóa được mà Nhà nước phải đầu tư trực tiếp kết cấu hạ tầng chạy tàu vì chi phí đầu tư cho đường sắt quá lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Chỉ có thể xã hội hóa đầu tư nhà ga, cảng cạn kết nối với đường sắt và cảng biển,” vị Chủ tịch VNR nhấn mạnh.

Nhấn mạnh việc thực hiện tái cơ cấu lại VNR phải làm sao tạo đột phá cho Tổng công ty phát triển, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng công ty tiếp tục nghiên cứu, đề xuất rõ ràng hơn theo hướng giảm tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đường sắt, tạo cơ chế để thu hút vốn xã hội hóa; phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp của đường sắt...

“Tổng công ty phải nghiên cứu lại tổ chức bộ máy. Bộ máy mà cồng kềnh quá thì tái cơ cấu cũng không hiệu quả,” Bộ trưởng Thể cho biết./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục