Nguy cơ chiếc ghế tân Thủ tướng Anh tuột khỏi tay đảng Bảo thủ

Trong các cương lĩnh tranh cử mà các ứng cử viên ra tranh cử ngôi vị lãnh đạo đảng Bảo thủ để trở thành tân Thủ tướng nước Anh vào cuối tháng Bảy tới đang bộc lộ một yếu điểm chung vô cùng nguy hiểm.
Nguy cơ chiếc ghế tân Thủ tướng Anh tuột khỏi tay đảng Bảo thủ ảnh 1Chân dung các ứng viên chức Chủ tịch đảng Bảo thủ vượt qua vòng bỏ phiếu đầu tiên: Bộ trưởng Môi trường Anh Michael Gove, Cựu Ngoại trưởng Boris Johnson và Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt, ngày 13/6/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)

Tờ Economist số ra mới đây phân tích rủi ro đối với đảng Bảo thủ khi không biết tận dụng thế mạnh truyền thống quản trị kinh tế đất nước của mình, dẫn đến chiếc ghế tân Thủ tướng Anh có thể rơi vào tay Công đảng đối lập. Nội dung như sau:

Trong các cương lĩnh tranh cử mà các ứng cử viên ra tranh cử ngôi vị lãnh đạo đảng Bảo thủ, để trở thành tân Thủ tướng nước Anh vào cuối tháng Bảy tới đang bộc lộ một yếu điểm chung vô cùng nguy hiểm: các ứng viên dường như đã không khai thác hiệu quả thế mạnh truyền thống quản trị kinh tế quốc gia của đảng Bảo thủ, lợi thế cạnh tranh vốn giúp họ giành được chiến thắng trước đối thủ Công đảng trong nhiều năm qua.

Điều này có thể dẫn đến rủi ro quyền lãnh đạo đất nước có thể rơi vào tay Công đảng.

[Cuộc đua trở thành thủ tướng nước Anh thu hẹp ứng cử viên]

Đảng Bảo thủ thường cho rằng đảng của họ có năng lực điều hành kinh tế đất nước. Mặc dù chính đảng Bảo thủ đã giám sát một số thất bại sụp đổ kinh tế trong mấy thập kỷ gần đây, nhưng họ vẫn nổi tiếng là có tầm nhìn rõ ràng sáng suốt đối với kinh tế Anh.

Trong những năm 1980, dưới thời của Thủ tướng Margaret Thatcher, đảng Bảo thủ đã phá bỏ nhiều quy định thị trường, tư nhân hóa một số ngành công nghiệp do nhà nước nắm giữ và khuyến khích người dân sở hữu nhà của riêng mình.

Hồi những năm 2010, đảng này đưa ra ý tưởng tài khóa đúng đắn có nghĩa là cắt giảm chi tiêu, tăng nhẹ mức thuế mà họ dùng để kiềm chế sự gia tăng nợ công của nước Anh.

Tuy nhiên, năng lực tầm nhìn kinh tế của đảng này trở nên rối loạn. Tuần qua, các ứng cử viên đảng Bảo thủ ra tranh cử ngôi vị lãnh đạo đảng thay thế bà Theresa May.

Đối với lý do kinh tế mà những ứng cử viên này cổ vũ, đa phần cho rằng họ đã chuẩn bị tâm thế để đưa nước Anh ra khỏi liên minh châu Âu (Brexit) mà không cần có thỏa thuận.

Các ứng cử viên ca tụng khen ngợi các chính sách thuế mà theo đánh giá của Economist là lỏng lẻo, không công bằng và không được thông tin đầy đủ.

Nước Anh đã đi được 1/3 đoạn đường để tiến tới Brexit mà EU đưa ra thời hạn vào tháng Tư vừa rồi.

Vào thời điểm nước Anh có Thủ tướng mới, sẽ chỉ còn có 3 tháng nữa là đến thời hạn Anh rời EU- điều này được cho là hầu như không đủ thời gian để tiến hành mở lại đàm phán thỏa thuận mà bà May đã nhất trí với EU trước đó.

Một số ứng cử viên, trong đó có cựu Ngoại trưởng Anh, ông Boris Johnson, ứng cử viên hàng đầu, đều hứa rằng Anh sẽ rời EU vào ngày 31/10.

Nguy cơ chiếc ghế tân Thủ tướng Anh tuột khỏi tay đảng Bảo thủ ảnh 2Cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson phát biểu tại phiên họp thường niên của đảng Bảo thủ ở Birmingham. (Nguồn: THX/TTXVN)

Mối đe dọa về cuộc ra đi xáo trộn và rối ren với EU đang treo lơ lửng trên nền kinh tế Anh vốn đã đang đi xuống trong tháng Ba và tháng 4/2019, một phần là bởi vì các nhà sản xuất xe hơi đã ngưng sản xuất từ sau ngày dự kiến đầu tiên Anh rời EU là 29/3/2019.

Trong bối cảnh các dịch vụ công đều yếu kém, có tới 2/3 số cử tri muốn chính phủ tăng chi, cho dù điều này có nghĩa là mức thuế đóng sẽ cao hơn.

Tuy nhiên những ứng cử viên Bảo thủ đang đưa ra đề xuất giảm thuế, thường là trực tiếp đến những người ủng hộ họ.

Ông Johnson cam kết sẽ trả lại 2000 bảng/năm cho nhóm 10% những người thu nhập cao nhất của nước Anh.

Ngoại trưởng Jeremy Hunt muốn cắt giảm thuế công ty từ 19% xuống còn 12,5%.

Ông Dominic Rabb đưa ra đề xuất giảm thuế thu nhập 5%. Bộ trưởng Môi trường Michael Gove muốn thay thuế VAT bằng hạ mức thuế bán hàng.

Những đề xuất này nhận được đánh giá ở các mức độ phê phán là từ không thông minh cho đến cực kỳ tồi tệ. Đề xuất cắt giảm thuế của ông Johnson được cho là lãng phí cả tiềm lực khan hiếm và hoàn toàn bất công.

Ông Boris cho rằng giảm chi phí bằng cách tăng mức đóng góp bảo hiểm quốc gia và thuế tiền lương của người lao động. Do vậy, người hưởng lợi nhất sẽ là những người hưởng lương hưu trí giàu có, bởi vì thuế lương chỉ rơi vào những người đang đi làm.

Chính sách này được cho là hối lộ đáng xấu hổ cho những người già và những thành viên giàu có của đảng Bảo thủ, những người bầu chọn lãnh đạo đảng Bảo thủ.

Những người hưu trí giàu có luôn được nâng niu chiều chuộng trong thời kỳ nước Anh thắt lưng buộc bụng.

Họ vẫn  được bảo vệ những lợi ích của mình như vẫn được xem truyền hình BBC miễn phí cho dù phúc lợi xã hội cho người trong độ tuổi lao động bị cắt giảm.

Rất nhiều người trong số họ là những chủ sở hữu bất động sản và được hưởng lợi khi giá bất động sản leo thang. Điều này càng đẩy xa cơ hội của những người trẻ tuổi có được ngôi nhà của riêng mình.

Ông Gove cũng bị lên án là "cùng một câu lạc bộ chơi golf" giống như ông Johnson hay ông Raab, những người muốn cắt giảm thuế trong bất cứ tình huống nào.

Kế hoạch của ông Gove để cắt giảm VAT làm méo mó nền kinh tế ít hơn các loại áp thuế khác. Đó là cách đánh thuế mà người giàu ít bị ảnh hưởng.

Bởi vì nó được trả bởi các doanh nghiệp thông qua chuỗi cung ứng và sau này có thể kê khai để hoàn lại thuế mà họ đã đóng trước đó.

Thuế bán hàng của ông Gove có thể là đơn giản hơn những nó cũng gây ra thất bại vì gánh nặng chi phí sẽ vào giá bán cuối cùng và người tiêu dùng sẽ hứng chịu.

Tất cả các nền kinh tế giàu có trên thế giới đều có thuế VAT trừ Mỹ.

Tác giả bài viết cho rằng không thể hiểu nổi tại sao ông Gove lại có thể đưa ra đề xuất này.

Trong số những ứng cử viên đảng Bảo thủ, kế hoạch của ông Jeremy Hunt được cho là ít tệ nhất.

Thuế công ty cản trở đầu tư và làm gia tăng sự không phù hợp đối với nền kinh tế số hiện đại và bán hàng xuyên biên giới. Việc cắt giảm mạnh sẽ tạo lên sức ép ngân sách và thực tế là tỷ lệ này đã bị giảm từ 28% xuống còn 19% trong thập kỷ này.

Economist cho rằng cải tổ thuế nên nhằm vào dòng lưu thông tiền hơn là lợi nhuận như đề xuất của nghị sỹ Sam Gyimah, người cũng muốn gia tranh cử chủ tịch đảng nhưng đã không thu được số phiếu ủng hộ cần thiết để tham gia tranh cử.

Tổng lại, cuộc tranh luận về đường lối kinh tế là sự pha trộn của các ý tưởng phảng phất mùi của sự tuyệt vọng và sợ hãi.

Economist cho rằng việc bước vào Brexit không thỏa thuận là một nỗ lực thiếu thận trọng nhằm kiềm chế đảng Brexit của ông Nigel Farage tại cuộc bỏ phiếu.

Đề xuất cắt giảm thuế của ông Johnson được cho là sự cầu xin lá phiếu của các đảng viên trong đảng dựa trên tư lợi, ít có sức thu hút với số đông cử tri.

Trong khi đó, ông Gove lo lắng tìm cách chỉ ra lợi ích của Brexit (EU yêu cầu các nước thành viên EU phải áp dụng thuế VAT).

Economist cho rằng chính sự sợ hãi sẽ sản sinh ra chính sách yếu kém. Đảng Bảo thủ cần tập trung vào làm sao để Brexit diễn ra một cách có trật tự trong khi phải đối mặt với những câu hỏi kinh tế đã có trước khi diễn cuộc trưng cầu dân ý.

Đối với đảng của những người theo thị trường tự do, điều đó có nghĩa quyết định làm sao để thúc đẩy triết lý nhà nước nhỏ trên một nền kinh tế tư nhân và dỡ bỏ những quy định kiểm soát nền kinh tế vốn có.

Với một quốc gia "ôn hòa" của đảng Bảo thủ, điều này có nghĩa là tìm ra các chính sách để giúp những nơi bị tụt hậu và giảm bớt bất bình đẳng giữa các vùng miền.

Với tất cả những điều này, cần trung thực trước thực tế đó là về tương lai dài hạn, chi tiêu không phải sẽ gia tăng khi các loại thuế được giảm.

Lúc này, đảng Bảo thủ đang để lại khoảng trống suy ngẫm lớn về vấn đề kinh tế cho ông Jerrmy Corbyn, lãnh đạo cánh hữu của Công đảng.

Các ứng viên đảng Bảo thủ hiện đang thất bại trong việc đưa ra được những tranh luận tốt nhất nhằm đẩy lui ông Corbyn bước vào số 10 Phố Downing.

Economist cho rằng ông Corbyn là đe dọa duy nhất đối với sự phồn vinh của nước Anh và thất bại trong cuộc tranh luận về đường lối kinh tế là mối rủi ro lớn hơn tất cả các mối lo khác của đảng Bảo thủ hiện nay./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục