Nguyên nhân thất bại của các đại diện châu Á tại World Cup 2014

World Cup 2014 tại Brazil đã trở thành giải đấu tồi tệ nhất đối với các đội bóng châu Á kể từ năm 1990 về hiệu suất ghi bàn, khi hiệu số các bàn thắng thua bằng không.
Nguyên nhân thất bại của các đại diện châu Á tại World Cup 2014 ảnh 1Thủ môn Hàn Quốc Kim Seung-Gyu (phải) lao người phá bóng bảo vệ khung thành trong trận đấu giữa đội tuyển Hàn Quốc và Bỉ ở bảng H, vòng chung kết World Cup 2014 ngày 26/6 . Kết quả Bỉ thắng Hàn Quốc 1-0. (Nguồn: AFP/TTXVN)

World Cup 2014 tại Brazil đã trở thành giải đấu tồi tệ nhất đối với các đội bóng châu Á kể từ năm 1990 về hiệu suất ghi bàn, khi hiệu số các bàn thắng thua bằng không.

Thậm chí người Indonesia hầu như không bận tâm vì điều này, họ quan tâm nhiều hơn đến vụ bê bối của Luis Suarez.

Phản ứng của các fan hâm mộ ở quốc đảo đơn giản bởi họ đã kỳ vọng vào các đội bóng châu Á, nhiều người đã ngưỡng mộ Keisuke Honda, Shinji Kagawa. Nhưng đổi lại, World Cup đã thuộc về châu Âu và Mỹ Latinh.

Xung quanh sự kiện này, Báo Bưu điện Jakarta số ra mới đây có bài “Thất bại World Cup, thất bại của châu Á” của Mario Rustan, Trường St Aloysius High School, Bandung.

Trong bài viết, tác giả đặt vấn đề tại sao có tới 75% số đội bóng Bắc và Trung Mỹ vượt qua vòng bảng, hai đội bóng châu Phi lần đầu tiên vào vòng hai trong khi các đội châu Á không thể dành một chiến thắng tối thiểu trước 12 đội bóng khác nhau?

Các đội châu Á không thể ghi bàn và cách các cầu thủ sút bóng hay đánh đầu khi di chuyển trong suốt 90 phút trên sân đã bộc lộ bản chất đạo đức thể thao các quốc gia.

Ba trong bốn đội đã vượt qua vòng loại của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) vào năm 2013 là Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc nằm trên vành đai Thái Bình Dương và rất giàu có.

Australia là thành viên mới của Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF), các cầu thủ xuất phát từ tầng lớp lao động, được ăn thức ăn bổ dưỡng, được huấn luyện và giám sát bởi các nhà khoa học thể thao tốt nhất trên thế giới, nhưng cũng giống như người Nhật, họ rất khác những người châu Á ở Đông Nam Á.

Còn Trung Quốc? Trung Quốc quan tâm và đặt cược tương lai vào bóng đá châu Âu khi các câu lạc bộ giàu có của nước này dựa vào tiền đạo châu Âu và Mỹ Latinh khiến đội tuyển quốc gia luôn gặp khó khăn, thậm chí ngay cả khi đối mặt với Indonesia.

Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam gặp khó khăn ngay cả khi đối mặt với các đội bóng hạng hai ở Tây Á như Liban và Syria, hoặc thậm chí Hong Kong.

Cũng giống như ở Trung Quốc, hàng triệu chàng trai Đông Nam Á thường xuyên ăn ngủ với các tấm áp phích thần tượng bóng đá, tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi trong trường học để chơi bóng đá, song trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp lại không phải khát vọng lý tưởng của họ.

Cuối cùng, châu Á dựa quá nhiều vào Nhật Bản và Hàn Quốc trong khi Australia vẫn chưa được hoan nghênh.

Trong khi đó, Saudi Arabia, sau hai chiến thắng tại World Cup 1994, đã tự hủy hoại danh tiếng khi cấm cầu thủ chơi ở nước ngoài vì lo ngại các cầu thủ nhiễm độc bởi tư tưởng nước ngoài, hệ quả là tại World Cup 2002, đội bóng này đã trở thành một trò đùa.

Theo bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA, Iran có đội hình mạnh nhất châu Á và thực sự họ rất mạnh trong phòng thủ chứ không phải tấn công. Chiến thắng duy nhất ở World Cup năm 1998 trước Mỹ vốn được thôi thúc bởi động cơ làm bẽ mặt "Đại Satăng" hơn mục tiêu kiếm ba điểm.

Tuy nhiên, Iran và Australia dưới con mắt của báo giới Anh vẫn “còn nguyên vẹn” rời giải đấu so với Nhật Bản và Hàn Quốc đã phải về nước trong tủi hổ.

Australia, được dự đoán là đội bóng kém cỏi nhất, giành được sự tôn trọng ở quê nhà và trên các trang mạng xã hội với lối chơi tích cực trước các đối thủ đẳng cấp hơn. Với lứa cầu thủ trẻ, chưa có ai chơi tại các câu lạc bộ hàng đầu châu Âu nhưng có vẻ như đấtt nước của những chú chuột túi đã sẵn sàng đăng cai tổ chức Asian Cup 2015.

Tác giả đã nhìn nhận các sai lầm của Nhật Bản và Hàn Quốc như thế nào? Phải thừa nhận rằng Honda và Kagawa đã có mùa giải tồi tệ với AC Milan và Manchester United, nhưng tiền vệ Shinji Okazaki đã ghi 15 bàn tại Bundesliga vào mùa giải năm ngoái trong khi thủ môn Eiji Kawashima suýt chút nữa nâng chiếc cúp vô địch giải chuyên nghiệp Bỉ.

Nhiều người đánh giá sai lầm rằng đội tuyển Nhật Bản sở hữu những chiến binh dũng cảm mà quên mất rằng trên thực tế, họ lại là những người mang tâm lý bất an. Các cầu thủ lo lắng phạm phải sai lầm nên đã đặt quốc gia, huấn luyện viên và các đồng đội sang một bên.

Tương tự như vậy là Hàn Quốc, các cầu thủ Xứ sở Kimchi đã chơi bóng lập cập như cách các cầu thủ Nhật Bản chơi trong hai trận đấu đầu tiên. Nhật Bản và Hàn Quốc gặp phải vấn đề nan giải từ xưa đến nay là thiếu tay săn bàn thực thụ, một “số 9” đúng nghĩa.

Cựu huấn luyện viên Alberto Zaccheroni không tin tưởng Okazaki, mũi nhọn tấn công của Nhật Bản nhưng có thể Okazaki đã quá bận tâm và lo lắng trước lời phàn nàn của đồng đội và tổ quốc nêu anh không thể ghi bàn hoặc lóng ngóng với trái bóng. Okazaki chỉ thực sự không phải lo lắng như vậy khi trở lại chơi bóng tại Đức.

Tác giả kết luận rằng World Cuo 2010, các đội bóng châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy họ đủ đẳng cấp chơi bóng ở thế giới với chiến thắng trước các đội bóng hạng hai châu Âu, nhưng bây giờ tình hình đã trở lại thủa ban đầu.

Theo tác giả, nếu các đội bóng này được đánh giá tốt nhất lục địa có dân số lên tới hàng tỷ người, chúng ta nên thôi tự nhận là người hâm mộ bóng đá mà chỉ là khán giả bởi chơi bóng rất khó khăn. Lý do không phải chúng ta thiếu những người đàn ông mà vì chúng ta thiếu tình yêu dành cho thể thao. Không xem chúng, không tài trợ hoặc kiếm tiền từ thể thao nhưng chơi thể thao như phong cách sống./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục