Nhà đấu giá Christie's và chiến lược tiếp thị hoàn hảo

Ngày 29/6/2013, hai chiếc đầu linh vật là đầu Thỏ và đầu Chuột - những cổ vật thuộc di sản văn hóa Trung Quốc từng bị cướp đi trong chiến tranh nha phiến thứ 2 đã được trả về cho Bắc Kinh bởi ngài Francois-Henri Pinault - Tổng giám đốc của công ty hàng xa xỉ, công ty sở hữu nhà đấu giá Christie’s.

Sự kiện hiến tặng diễn ra chỉ một ngày trước lễ kỷ niệm 17 năm người Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc lục địa, thu hút việc đưa tin của những báo hàng đầu thế giới này, hoàn toàn không ngẫu nhiên, mà nằm trong một chiến lược cực kỳ khôn khéo của Christie’s.
Câu chuyện bắt đầu từ cung điện mùa Hè gần Bắc Kinh đã bị đốt và cướp bởi những binh lính Anh, Pháp trong cuốc chiến tranh nha phiến lần thứ hai. Phần còn sót lại của cung điện và vườn hiện nằm trong danh sách di sản văn hóa của UNESCO. Chiếc đồng hồ thác nước trung tâm của cung điện mùa Hè được trang trí bởi 12 chiếc đầu linh vật bằng đồng gắn với 12 biểu tượng trong chiêm tinh học Trung Quốc. Những chiếc tượng đồng này là cổ vật bị cướp bởi quân đội liên minh. Vào những năm 1990, Ủy ban di sản văn hóa chính phủ Trung Quốc và ban di sản văn hóa Bắc Kinh đã liên kết để thành lập một bảo tàng, bảo tàng Poly Art Museum tại Bắc Kinh, với mục đích lưu giữ các bảo vật được trả về. Đến hiện tại, bảo tàng đã sở hữu được tượng đầu khỉ, bò, hổ và lợn. Một bảo tàng khác đang lưu giữ tượng đầu ngựa. (những chiếc đầu ngựa và lợn đã được tỷ phú Stanly Ho-ông chủ sòng bài Macau mua và hiến tặng cho hai tổ chức xã hội Trung Quốc). Năm chiếc đầu linh vật khác vẫn chưa tìm thấy, cho đến khi chúng xuất hiện tại nhà đấu giá Sotheby’s và Christie’s. Gần đây nhất là hai chiếc đầu thỏ và chuột nằm trong tài sản của Yves St. Laurent được đem ra đấu giá.
Nhà đấu giá Christie's và chiến lược tiếp thị hoàn hảo ảnh 1
Cuộc đấu giá đã bị những người ủng hộ bảo tồn văn hóa Trung Quốc biểu tình, phản đối, một thương nhân Trung Quốc tham gia cuộc đấu giá đã trả giá cao nhất để giành quyền mua nhưng từ chối thanh toán để biểu hiện sự phản đối, cuối cùng hai chiếc đầu linh vật được người chủ sở hữu giữ lại, không bán. Tuy nhiên, bốn năm sau, ngày 29/6/2013, hai chiếc đầu linh vật là đầu thỏ và đầu chuột đã được trả về cho Bắc Kinh bởi ngài Francois-Henri Pinault - Tổng giám đốc của công ty hàng xa xỉ, công ty sở hữu nhà đấu giá Christie’s. Ngài Pinault đã phát biểu: “Việc hiến tặng này là một tín hiệu về sự cảm kích của gia đình chúng tôi với Trung Quốc cũng như là niềm khát khao của chúng tôi đối với việc bảo tồn nghệ thuật và di sản văn hóa.” Sự kiện trở về của các di sản này làm người ta chú ý ngay bởi các nhà đấu giá đang hướng đến cơ hội bán hàng cho các nhà sưu tập lục địac và đến hiện tại họ vẫn chưa có chỗ đứng tại thị trường giàu có này. Nhà đấu giá Christie's là nhà đấu giá đầu tiên có mặt tại Hong Kong, và vẫn mong sẽ là nhà đấu giá quốc tế đầu tiên có mặt tại Trung Quốc lục địa. Có thế nói, để chuẩn bị cho chiến lược phát triển kinh doanh toàn cầu này thì ngay trong chuyến đi Trung Quốc hồi tháng tư để bàn về việc trao tặng linh vật cho chính phủ Trung Quốc, ngài đã tuyên bố rằng Christie’s đã nhận được giấy phép chấp thuận “trở thành nhà đấu giá quốc tế vận hành độc lập tại Trung Quốc lục địa.” Một đại diện khác của Christine’s tại buổi lễ chuyển giao đầu linh vật, ông tổng giám đốc của Christie’s quốc tế, Steven P.Murphy đã nói “Với vị thế như là một trong những nhà tiên phong khởi xướng về tầm quan trọng của di sản văn hóa, Christie’s đã rất vui khi giữ vai trò một nhạc công cổ vũ việc trở về của những di sản.” Nhìn nhận về hành hành động hiến tặng trong cuối tháng 6/2013 của nhà đấu giá Christie’s, diễn ra chỉ một ngày trước lễ kỷ niệm 17 năm người Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc lục địa. Sự kiện này thu hút đưa tin của những báo hàng đầu thế giới, đó có phải là sự trùng lặp về thời gian, không, không hề, mà đó là những bước đi tính toán cực kỳ khôn khéo. Có một điều đáng ngạc nhiên có thể nhiều người chưa biết, “hành động” này chỉ là một chiến thuật nhỏ trong chuỗi của một chiến lược tiếp thị toàn cầu của nhà đấu giá Christie’s. Các bước đi khác trên quy mô toàn cầu của chiến lược này đã diễn ra hàng năm trời trước đó. Mục tiêu của chiến lược tiếp thị này là gì, theo phân tich của chúng tôi, đó là tiếp thị vào “tinh thần ái quốc bảo vệ di sản” của hơn một tỷ người Trung Hoa trên toàn cầu. Mục đích của chiến lược tiếp thị này có phải chăng chỉ để nhằm có được giấy phép ‘trong mơ’ của các nhà đấu giá quốc tế được kinh doanh trên mảnh đất lục địa giàu có? Chúng tôi dám khẳng định, mục đích không nằm ở tầm thấp như vậy, mà cao hơn đó là truyền thông về một thông điệp của những cơ hội ‘thịnh vượng và giàu có’ đem đến cho hơn một tỷ dân đại lục khi Christie’s xuất hiện. Để truyền thông về thông điệp này chắc chắn Christine’s đã phải làm trên quy mô toàn cầu từ hàng năm trước. Hơn một năm trước đó, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về một người đại diện cho điện ảnh Hong Kong thành công tại cả Hollywood là diễn viên Jackie Chan (sinh 1954) thông báo sẽ thực hiện bộ phim hành động cuối cùng của cuộc đời diễn viên của mình bởi đó sẽ là quá nguy hiểm nếu tiếp tục nghiệp diễn phim hành động ở tuổi gần 60. Người hâm mộ điện ảnh toàn cầu đều hồi hộp đón chờ ngày ra mắt siêu phẩm điện ảnh hành động mang tính dấu ấn này.
Nhà đấu giá Christie's và chiến lược tiếp thị hoàn hảo ảnh 2
Bộ phim hành động có tên "Chinese Zodiac." Phim lấy bối cảnh là các hành động kêu gọi “tinh thần ái quốc bảo vệ di sản” của người Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ khắp thế giới, với các cuộc biểu tình phản đối việc bán đấu giá các bảo vật Quốc gia của Trung Quốc là những chiếc đầu linh vật - biểu tượng 12 con giáp trong chiêm tinh học đã từng bị cướp đi từ cung điện mùa Hè, trong cuốc chiến tranh nha phiến giữa triều đình nhà Thanh và liên quân Anh, Pháp. Khi cuộc đấu giá không thành công do vấp phải sự phản đối, và từ chối mua lại từ chính phủ Trung Quốc, thì người chủ sở hữu các đầu linh vật đã quyết định thả vào miệng núi lửa từ trên máy bay. Jackie Chan đã đóng vai người anh hùng đấu tranh, giành giật lại bảo vật quốc gia ngay trên miệng núi lửa, để rồi trao trả về cho tổ quốc mình thành công. Ngay những ngày giáp lễ Giáng Sinh 12,2012, phim được công chiếu toàn cầu. Quả bom tấn đã nổ tung, làm sục sôi bầu máu nóng hơn một tỷ dân đại lục. Một niềm hy vọng về một điều tương tự sẽ diễn ra ngoài đời thực lan truyền trên khắp phương tiện truyền thông. Quay trở lại chiến lược tiếp thị toàn cầu của nhà đấu giá Christie’s, câu hỏi đặt ra là phải chăng bộ phim là bước đi truyền thông trong chiến lược của Christie’s? "Chúng tôi không tìm được bằng chứng về sự bảo trợ của nhà đấu giá Christie’s cho bộ phim, tuy nhiên logic của nó thì những nhà làm chiến lược tiếp thị đều hiểu." Buổi lễ kỷ niệm 17 năm Anh trao trả Hong Kong diễn ra vào ngày 1/7/2013 chỉ sau 1 ngày từ buổi lễ trao tặng Linh vật Quốc gia của Christie’s (một nhà đấu giá số 1 thế giới của nước Anh). Ngày nay từ du khách cho đến người dân Trung Quốc đều nhận thấy Hong Kong sau ngày trao trả lại càng thịnh vượng, đóng góp tới 1/3 GDP của Trung Quốc. Từ niềm tin tưởng tượng sau bộ phim Chinese Zodiac đến sự thật diễn ra, một lần nữa Linh vật trở về, đã ngày càng củng cố niềm tin sự thịnh vượng mới sẽ đến với mảnh đất Trung Hoa, bởi có thêm một nhạc công hàng đầu thế giới là Christie’s Auction House xuất hiện tại Trung Hoa đại lục để cổ vũ cho những sự trở về nữa của những di sản văn hóa. Chúng tôi dự báo những năm còn lại của thập niên 2010 thị trường đấu giá những tác phẩm nghệ thuật giá trị tại Trung Quốc sẽ bùng nổ mạnh mẽ bởi sự góp mặt của nhà đấu giá quốc tế đầu tiên là Christie’s. Điều này cũng tương tự như người Nhật đã từng làm trong thập niên 1980. Làn sóng đầu tư vào thị trường nghệ thuật sẽ nhanh chóng lan sang các nước Đông Nam Á trong vài năm tới cùng với sự hiện diện của các nhà đấu giá quốc tế, đó là một tất yếu cho một xu hướng đầu tư đẳng cấp./.
Nhà đấu giá Christie's và chiến lược tiếp thị hoàn hảo ảnh 3

TS. Nguyễn Đức Tiến (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục