Ngày 5/5, tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã đối thoại trực tuyến với nhân dân, tập trung vào những vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ.
Đây là hoạt động nhằm thực hiện ý kiến chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, góp phần định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân là Bộ trưởng thứ 11 đối thoại trực tuyến với nhân dân qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước
Trả lời câu hỏi của bạn đọc về những điểm mới khác biệt trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết Chiến lược đã xác định đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP.
Cùng với tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt trên 20%/năm giai đoạn 2016-2020, giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ sẽ tăng trung bình 15-17%/năm. Việt Nam phấn đấu là một trong những nước có thứ hạng trong khu vực ASEAN về khoa học và công nghệ. Chiến lược đề ra mục tiêu số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước tăng trung bình 15-20%/năm, tốc độ đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích tăng 1,5-2 lần so với 5 năm trước.
Không chỉ phấn đấu tăng tổng đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt trên 2% GDP vào năm 2020, Chiến lược còn nêu rõ bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm.
Để tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, Chiến lược xác định xây dựng 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao… Có hệ thống 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ để đóng góp quan trọng cho tăng trưởng.
“Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đủ trình độ với tỷ lệ 11-12 người/10.000 dân vào năm 2020, hệ thống khoảng gần 2.000 tổ chức khoa học công nghệ của Nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Chúng tôi hy vọng đến 2020, Việt Nam sẽ đạt trình độ nước công nghiệp theo hướng hiện đại,” Bộ trưởng Nguyễn Quân bày tỏ.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết có nhiều giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra nhưng giải pháp quan trọng và mang tính đột phá là tăng cường tập trung đầu tư, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ đất nước. Bên cạnh duy trì 2% tổng chi ngân sách, có biện pháp huy động, thu hút đầu tư xã hội, doanh nghiệp.
“Để đạt 2% tổng GDP quốc gia dành cho khoa học công nghệ thì chắc chắn các doanh nghiệp phải đóng góp từ 3-4 lần mức chi của ngân sách nhà nước, mức xã hội hóa đạt từ 3-4 lần sự quan tâm đầu tư của nhà nước,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Xã hội hóa nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ
Khẳng định Nhà nước luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, Bộ trưởng Nguyễn Quân giải thích thêm “rất nhiều người trong bộ máy của chúng ta vẫn hiểu rằng ngân sách Nhà nước chỉ chi cho các cơ quan của Nhà nước. Nhưng trong hoạt động khoa học công nghệ, nhiều năm nay chúng tôi kiên trì thuyết phục các Bộ, ngành rằng ngân sách nhà nước là do người dân đóng thuế, vì thế Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ trở lại cho mọi thành phần kinh tế khi họ có ý tưởng sáng tạo, có nghiên cứu đem lại lợi ích cho xã hội.”
Bộ trưởng cho biết, trong nhiều năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện phương châm này.
“Chúng tôi không chỉ hỗ trợ cho khu vực Nhà nước mà còn cho các tổ chức khoa học công nghệ ngoài Nhà nước, thậm chí các tổ chức khoa học công nghệ của tư nhân cũng có quyền bình đẳng trong việc tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học công nghệ ở cấp Nhà nước và các cấp khác. Bộ đã hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác trong quá trình đổi mới khoa học công nghệ,” Bộ trưởng khẳng định.
Ngay từ năm 1999, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 119 hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp đã phát triển và trở thành doanh nghiệp lớn nhờ những dự án đổi mới khoa học công nghệ có sự hỗ trợ của nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Quân lấy ví dụ từ Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung-Ninh Bình, vốn là một doanh nghiệp tư nhân, nhưng nhờ một số dự án, đề tài mà Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ theo Nghị định 119 cũng như các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, nay đã trở thành một doanh nghiệp lớn, có nhiều đóng góp cho phát triển của kinh tế-xã hội.
Theo Bộ trưởng, đến thời điểm hiện nay, Bộ đang tiếp tục hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và cá nhân nhà khoa học. Ngoài ra, Bộ còn đặc biệt quan tâm đến người nông dân,những “nhà khoa học chân đất” có sáng kiến cải tiến làm lợi cho đất nước.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng xăng dầu
Trước các ý kiến của độc giả không đồng tình với kết luận ban đầu về nguyên nhân cháy, nổ xe cơ giới thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, cháy nổ xe cơ giới là vấn đề gây bức xúc xã hội nhưng không phải hiện tượng cá biệt của Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều có hiện tượng này, chỉ khác nhau về mức độ.
Ở Việt Nam, tỷ lệ này tăng đột biến trong 2năm 2010 và 2011, gây nhiều bức xúc trong xã hội và lẽ dĩ nhiên, xăng dầu được đặtvào vòng ngắm đầu tiên. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu rõ: “Xăng dầu chỉ là chất cháy, để nó cháy được phải có tác động của nguồn nhiệt, cụ thể là phải có tia lửa. Vì vậy, khi xảy ra các vụ cháy nổ ôtô, xe máy, cơ quan công an cùng các bộ ngành liên quan đã tiến hành điều tra xác minh.”
Bộ đã yêu cầu Tổng cục Đo lường Chất lượng là cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng xăng dầu vào cuộc, lấy mẫu từ các xe bị cháy còn sót lại, lấy mẫu từ các cây xăng mà các xe này đã mua xăng để xét nghiệm. Tuy vậy, tất cả các mẫu xét nghiệm này đều không vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng dầu.
Kết luận bước đầu của Bộ Công an đánh giá nguyên nhân cháy nổ khoảng trên 30% do chập điện, trên 15% do sự cố kỹ thuật khácvà nhiều nguyên nhân khác...
Bộ trưởng cho biết, sau khi trao đổi với một số nhà khoa học, đã được gợi ý một hướng điều tra mới. Đó là các vụ cháy nổ xảy ra thì xăng dầu tại thời điểm đó không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng rất có thể chất lượng xăng dầu của thời gian trước đó là nguyên nhân gián tiếp gây ra những sự cố này. Tuy nhiên, khó khăn là không thể điều tra, xét nghiệm lại các mẫu xăng dầu của giai đoạn trước vì đã được tiêu thụ hết.
“Vì vậy chúng tôi cho rằng, song song với việc tiếp tục điều tra nguyên nhân gây cháy nổ, các Bộ, ngành phải kiểm soát thật chặt chẽ chất lượng xăng dầu kể từ thời điểm này cho tới giai đoạn tiếp theo”, Bộ trưởng nói.
Điện hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng
Trước quan điểm cho rằng, phát triển điện hạt nhân hiện nay rất nguy hiểm, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, sau sự cố Chernobyn năm 1987 và đặc biệt sau sự cố Fukushima, các quốc gia đã dừng chương trình điện hạt nhân của mình. Nhật Bản có 54 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động cũng đã đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng.
“Nhưng tôi biết rằng, có rất nhiều xu hướng, kể cả tại Nhật Bản vẫn có kiến nghị sau khi nâng cấp mức độ an toàn thì tái khởi động các nhà máy hạt nhân này. Và trên thực tế, đã có nhiều quốc gia phát triển tiếp tục chương trình điện hạt nhân của họ,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Hiện nay, Việt Nam không đủ tiền nhập nguồn nguyên liệu hóa thạch với giá ngày càng cao, lại chưa có công nghệ sản xuất điện từ năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, thủy triều... Nếu làm điện hạt nhân, Việt Nam có thể sử dụng được nguồn ODA của các nước phát triển. Đối với hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận, Việt Nam chưa đủ kinh nghiệm để trực tiếp giám sát quá trình xây dựng mà phải thuê tư vấn giám sát nước ngoài, đặc biệt là những cơ quan có kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.
Hiện tại, Bộ đã có chương trình hợp tác, tìm kiếm đối tác, trước mắt thuê chuyên gia tư vấn trong việc thẩm định hồ sơ thiết kế cũng như báo cáo đầu tư của các chủ đầu tư cũng như của các nhà thầu. Bộ gửi chuyên gia đi đào tạo để có đủ trình độ giám sát toàn bộ quá trình xây dựng nhà máy, đưa nhà máy vào vận hành, cùng với các nhà thầu quốc tế, nhà tư vấn giám sát quốc tế. Nếu làm tiếp nhà máy số 3 và 4, các chuyên gia của Việt Nam có thể đủ trình độ để giám sát, tư vấn và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng nhà máy, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam.
Hiện nay, Chính phủ Nga đã đồng ý giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thế hệ mới, công suất lớn, trị giá toàn bộ công trình lên đến 500 triệu USD. Đây là công trình nghiên cứu lớn nhất mà Việt Nam có trong thời điểm này. Việt Nam đang lựa chọn địa điểm cho hoạt động đầu tư để có thể hoàn thành Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân với đội ngũ cán bộ khoa học đủ trình độ, trang thiết bị tiên tiến, trước khi nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động...
Ngoài các vấn đề trên, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã trả lời thấu đáo các câu hỏi của độc giả về sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ, chất lượng nghiên cứu khoa học, cơ chế đãi ngộ các nhà khoa học, việc sử dụng kinh phí không đúng mục đích , công tác thanh quyết toán, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, loại cây biến đổi gene, hoạt động sở hữu trí tuệ.../.
Đây là hoạt động nhằm thực hiện ý kiến chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, góp phần định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân là Bộ trưởng thứ 11 đối thoại trực tuyến với nhân dân qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước
Trả lời câu hỏi của bạn đọc về những điểm mới khác biệt trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết Chiến lược đã xác định đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP.
Cùng với tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt trên 20%/năm giai đoạn 2016-2020, giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ sẽ tăng trung bình 15-17%/năm. Việt Nam phấn đấu là một trong những nước có thứ hạng trong khu vực ASEAN về khoa học và công nghệ. Chiến lược đề ra mục tiêu số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước tăng trung bình 15-20%/năm, tốc độ đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích tăng 1,5-2 lần so với 5 năm trước.
Không chỉ phấn đấu tăng tổng đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt trên 2% GDP vào năm 2020, Chiến lược còn nêu rõ bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm.
Để tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, Chiến lược xác định xây dựng 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao… Có hệ thống 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ để đóng góp quan trọng cho tăng trưởng.
“Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đủ trình độ với tỷ lệ 11-12 người/10.000 dân vào năm 2020, hệ thống khoảng gần 2.000 tổ chức khoa học công nghệ của Nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Chúng tôi hy vọng đến 2020, Việt Nam sẽ đạt trình độ nước công nghiệp theo hướng hiện đại,” Bộ trưởng Nguyễn Quân bày tỏ.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết có nhiều giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra nhưng giải pháp quan trọng và mang tính đột phá là tăng cường tập trung đầu tư, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ đất nước. Bên cạnh duy trì 2% tổng chi ngân sách, có biện pháp huy động, thu hút đầu tư xã hội, doanh nghiệp.
“Để đạt 2% tổng GDP quốc gia dành cho khoa học công nghệ thì chắc chắn các doanh nghiệp phải đóng góp từ 3-4 lần mức chi của ngân sách nhà nước, mức xã hội hóa đạt từ 3-4 lần sự quan tâm đầu tư của nhà nước,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Xã hội hóa nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ
Khẳng định Nhà nước luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, Bộ trưởng Nguyễn Quân giải thích thêm “rất nhiều người trong bộ máy của chúng ta vẫn hiểu rằng ngân sách Nhà nước chỉ chi cho các cơ quan của Nhà nước. Nhưng trong hoạt động khoa học công nghệ, nhiều năm nay chúng tôi kiên trì thuyết phục các Bộ, ngành rằng ngân sách nhà nước là do người dân đóng thuế, vì thế Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ trở lại cho mọi thành phần kinh tế khi họ có ý tưởng sáng tạo, có nghiên cứu đem lại lợi ích cho xã hội.”
Bộ trưởng cho biết, trong nhiều năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện phương châm này.
“Chúng tôi không chỉ hỗ trợ cho khu vực Nhà nước mà còn cho các tổ chức khoa học công nghệ ngoài Nhà nước, thậm chí các tổ chức khoa học công nghệ của tư nhân cũng có quyền bình đẳng trong việc tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học công nghệ ở cấp Nhà nước và các cấp khác. Bộ đã hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác trong quá trình đổi mới khoa học công nghệ,” Bộ trưởng khẳng định.
Ngay từ năm 1999, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 119 hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp đã phát triển và trở thành doanh nghiệp lớn nhờ những dự án đổi mới khoa học công nghệ có sự hỗ trợ của nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Quân lấy ví dụ từ Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung-Ninh Bình, vốn là một doanh nghiệp tư nhân, nhưng nhờ một số dự án, đề tài mà Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ theo Nghị định 119 cũng như các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, nay đã trở thành một doanh nghiệp lớn, có nhiều đóng góp cho phát triển của kinh tế-xã hội.
Theo Bộ trưởng, đến thời điểm hiện nay, Bộ đang tiếp tục hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và cá nhân nhà khoa học. Ngoài ra, Bộ còn đặc biệt quan tâm đến người nông dân,những “nhà khoa học chân đất” có sáng kiến cải tiến làm lợi cho đất nước.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng xăng dầu
Trước các ý kiến của độc giả không đồng tình với kết luận ban đầu về nguyên nhân cháy, nổ xe cơ giới thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, cháy nổ xe cơ giới là vấn đề gây bức xúc xã hội nhưng không phải hiện tượng cá biệt của Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều có hiện tượng này, chỉ khác nhau về mức độ.
Ở Việt Nam, tỷ lệ này tăng đột biến trong 2năm 2010 và 2011, gây nhiều bức xúc trong xã hội và lẽ dĩ nhiên, xăng dầu được đặtvào vòng ngắm đầu tiên. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu rõ: “Xăng dầu chỉ là chất cháy, để nó cháy được phải có tác động của nguồn nhiệt, cụ thể là phải có tia lửa. Vì vậy, khi xảy ra các vụ cháy nổ ôtô, xe máy, cơ quan công an cùng các bộ ngành liên quan đã tiến hành điều tra xác minh.”
Bộ đã yêu cầu Tổng cục Đo lường Chất lượng là cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng xăng dầu vào cuộc, lấy mẫu từ các xe bị cháy còn sót lại, lấy mẫu từ các cây xăng mà các xe này đã mua xăng để xét nghiệm. Tuy vậy, tất cả các mẫu xét nghiệm này đều không vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng dầu.
Kết luận bước đầu của Bộ Công an đánh giá nguyên nhân cháy nổ khoảng trên 30% do chập điện, trên 15% do sự cố kỹ thuật khácvà nhiều nguyên nhân khác...
Bộ trưởng cho biết, sau khi trao đổi với một số nhà khoa học, đã được gợi ý một hướng điều tra mới. Đó là các vụ cháy nổ xảy ra thì xăng dầu tại thời điểm đó không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng rất có thể chất lượng xăng dầu của thời gian trước đó là nguyên nhân gián tiếp gây ra những sự cố này. Tuy nhiên, khó khăn là không thể điều tra, xét nghiệm lại các mẫu xăng dầu của giai đoạn trước vì đã được tiêu thụ hết.
“Vì vậy chúng tôi cho rằng, song song với việc tiếp tục điều tra nguyên nhân gây cháy nổ, các Bộ, ngành phải kiểm soát thật chặt chẽ chất lượng xăng dầu kể từ thời điểm này cho tới giai đoạn tiếp theo”, Bộ trưởng nói.
Điện hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng
Trước quan điểm cho rằng, phát triển điện hạt nhân hiện nay rất nguy hiểm, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, sau sự cố Chernobyn năm 1987 và đặc biệt sau sự cố Fukushima, các quốc gia đã dừng chương trình điện hạt nhân của mình. Nhật Bản có 54 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động cũng đã đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng.
“Nhưng tôi biết rằng, có rất nhiều xu hướng, kể cả tại Nhật Bản vẫn có kiến nghị sau khi nâng cấp mức độ an toàn thì tái khởi động các nhà máy hạt nhân này. Và trên thực tế, đã có nhiều quốc gia phát triển tiếp tục chương trình điện hạt nhân của họ,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Hiện nay, Việt Nam không đủ tiền nhập nguồn nguyên liệu hóa thạch với giá ngày càng cao, lại chưa có công nghệ sản xuất điện từ năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, thủy triều... Nếu làm điện hạt nhân, Việt Nam có thể sử dụng được nguồn ODA của các nước phát triển. Đối với hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận, Việt Nam chưa đủ kinh nghiệm để trực tiếp giám sát quá trình xây dựng mà phải thuê tư vấn giám sát nước ngoài, đặc biệt là những cơ quan có kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.
Hiện tại, Bộ đã có chương trình hợp tác, tìm kiếm đối tác, trước mắt thuê chuyên gia tư vấn trong việc thẩm định hồ sơ thiết kế cũng như báo cáo đầu tư của các chủ đầu tư cũng như của các nhà thầu. Bộ gửi chuyên gia đi đào tạo để có đủ trình độ giám sát toàn bộ quá trình xây dựng nhà máy, đưa nhà máy vào vận hành, cùng với các nhà thầu quốc tế, nhà tư vấn giám sát quốc tế. Nếu làm tiếp nhà máy số 3 và 4, các chuyên gia của Việt Nam có thể đủ trình độ để giám sát, tư vấn và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng nhà máy, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam.
Hiện nay, Chính phủ Nga đã đồng ý giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thế hệ mới, công suất lớn, trị giá toàn bộ công trình lên đến 500 triệu USD. Đây là công trình nghiên cứu lớn nhất mà Việt Nam có trong thời điểm này. Việt Nam đang lựa chọn địa điểm cho hoạt động đầu tư để có thể hoàn thành Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân với đội ngũ cán bộ khoa học đủ trình độ, trang thiết bị tiên tiến, trước khi nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động...
Ngoài các vấn đề trên, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã trả lời thấu đáo các câu hỏi của độc giả về sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ, chất lượng nghiên cứu khoa học, cơ chế đãi ngộ các nhà khoa học, việc sử dụng kinh phí không đúng mục đích , công tác thanh quyết toán, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, loại cây biến đổi gene, hoạt động sở hữu trí tuệ.../.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)