Nhà nước và DN cùng làm ngoại giao văn hóa

Ngày 10/6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm yêu cầu các doanh nghiệp xác định rõ đặc trưng văn hóa kinh doanh riêng của mình, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp cần gắn với giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam, nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập và phát triển.

Ngày 10/6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm yêu cầu các doanh nghiệp xác định rõ đặc trưng văn hóa kinh doanh riêng của mình, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp cần gắn với giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam, nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập và phát triển.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các doanh nghiệp cần nêu cao vai trò và trách nhiệm cộng đồng trong hoạt động ngoại giao văn hóa theo phương châm "Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm".

Phó Thủ tướng khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, ngoại giao văn hóa đã và đang phát huy vai trò quan trọng của mình bắc những nhịp cầu hữu nghị kết nối các dân tộc, tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia.

Chủ trì Hội thảo "Ngoại giao văn hóa Việt Nam và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp" do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức, nhấn mạnh với vị thế hiện nay, Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.

Tham dự hội thảo có 22 ngoại giao đoàn là Đại sứ, Phó Đại sứ, tham tán các nước, lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, Cục Hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Vụ ngân sách Thế Bộ Tài chính, các cơ quan tham mưu của Bộ Ngoại giao và hơn 40 doanh nghiệp trong nước.

Hội thảo đã gợi mở cho cả nhà nước và doanh nghiệp nhiều ý tưởng mới trong công tác ngoại giao văn hóa, làm rõ hơn trách nhiệm xã hội, quyền lợi và cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại giao văn hóa một cách thuận lợi và hiệu quả.

Tham luận của Đại sứ, phó Đại sứ, tham tán các nước Pháp, Đan Mạch, Hàn Quốc, Italy, Algeria, Maroc, Trưởng phái đoàn Ủy ban châu Âu, đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quí báu của các quốc gia trong hoạt động ngoại giao văn hóa. Mỗi nước có cách làm riêng, nhưng nhìn chung đều thống nhất một quan điểm là phải đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa, lấy ngoại giao văn hóa để thúc đẩy các hoạt dộng ngoại giao chính trị, kinh tế.

Ông Sean Doyle, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Ủy ban châu Âu, cho rằng ngoại giao văn hóa phải có 2 chiều. Cả nhà nước và doanh nghiệp đều muốn quảng bá hình đất nước, sản phẩm ra nước ngoài. Điều này, các doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào nhà nước mà phải tự nguyện tham gia, đóng góp với nhà nước bằng các hoạt động từ thiện, tài trợ. Nhà nước phải có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thế giới.

Ông Sean Doyle nhấn mạnh Chính phủ cần có chính sách thuế phù hợp đối với các doanh nghiệp thực hiện việc quảng bá, tham gia hoạt động ngoại giao văn hóa cùng chính phủ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục