Nhà nước-tư nhân hợp tác đối phó biến đổi khí hậu

Trong hai ngày 14 và 15/10 tại Hà Nội, Diễn đàn giáo dục Hội đồng thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Bộ Tài nguyên Môi trường và các tổ chức xã hội quan tâm tới bảo vệ môi trường đã tổ chức hội nghị về "Biến đổi khí hậu - Sáng kiến trong hợp tác nhà nước và tư nhân."

Trong hai ngày 14 và 15/10 tại Hà Nội, Diễn đàn giáo dục Hội đồng thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Bộ Tài nguyên Môi trường và các tổ chức xã hội quan tâm tới bảo vệ môi trường đã tổ chức hội nghị về "Biến đổi khí hậu - Sáng kiến trong hợp tác nhà nước và tư nhân."

Các đại biểu đã thảo luận về vai trò và hành động cụ thể của doanh nghiệp tư nhân trong việc giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và những chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường như chính sách về hạn chế lượng cácbon, chính sách thuế.

Các đại biểu còn đề cập đến sự huy động nhanh công nghệ sạch và việc đầu tư vào nền kinh tế "không cácbon" trong tương lai.

Theo bà Nguyễn Thục Quyên, người quản lý dự án Hỗ trợ tiết kiệm năng lượng và quản lý sạch hơn của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), lượng CO2 do các doanh nghiệp thải ra tại Việt Nam hiện có mức tăng nhanh nhất thế giới, từ 6,7% năm 1995-2000 lên thành 10,6% giai đoạn 2000-2005.

Nhu cầu về năng lượng cũng tăng cao, khoảng 17-20%, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và chi phí giảm ô nhiễm công nghiệp. Trong khi đó, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành rất cao như ngành xi măng có thể tiết kiệm 50%, chế biến nông sản 50%, ngành gốm 35%.

Bà Quyên cho biết nếu tiết kiệm năng lượng song song với đầu tư kiểm soát lượng khí thải CO2 thoát ra, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào nền kinh tế "không cácbon". Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam không có đủ công nghệ, thiết bị và vốn đề thực hiện giải pháp này./.
 

(TTXVN) 

Tin cùng chuyên mục