Nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã xuất bản album “Lung linh sông Hàn,” với 12 ca khúc, vừa sáng tác, vừa phổ thơ với rất nhiều cung bậc, tiết tấu hết sức “lung linh”.
Là một nữ nhạc sĩ đã qua tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh,” nhưng Quỳnh Hợp luôn tỏ ra sung mãn trong sáng tạo dành cho các sự kiện lớn ở các địa phương trên toàn quốc.
Nhân kỷ niệm sự kiện Ngã Ba Đồng Lộc, chị ra một album toàn phổ thơ và sáng tác về ngã ba huyền thoại này. Nhân kỷ niệm thành lập thành phố hoa Đà Lạt, chị lại có một album cũng toàn về “xứ hoa đào”.
Rồi festival Huế, festival Tây Nguyên. Năm ngoái, nhân kỷ niệm 999 năm Thăng Long-Hà Nội, Quỳnh Hợp cũng lại ra một album “đậm chất Hà Nội” quê hương của mình.
Ngoài những tác giả thơ thường quen cộng tác với chị ở các album trước như Đặng Hồng Thiệp, Nguyễn Nho Khiêm, Mai Hữu Phước, Nguyễn Đức Nam với các tác phẩm “Bà Nà mây vương” (thơ Đặng Hồng Thiệp), “Rượu xuân” (thơ Nguyễn Nho Khiêm), “Sông Hàn vui hội pháo hoa” (thơ Mai Hữu Phước), “Xôn xao Đà Nẵng” (thơ Nguyễn Đức Nam), thấy Quỳnh Hợp phổ thêm những tác giả mới của Đà Nẵng như Bùi Công Minh, Huỳnh Kim Hùng, Lại Thanh Hà, Lê Văn Nho, Lê Anh Dũng và cả Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
Với một ý tứ nâng tầm cao Đà nẵng lên gần với trăng sao, Quỳnh Hợp đã chuyển ý tứ ấy từ thơ Nguyễn Bá Thanh thành ca khúc “Đà Nẵng tôi yêu” do Hồ Quỳnh Hương thể hiện.
Còn với tác phẩm của Lại Thanh Hà - một người lính phục viên yêu thơ Quỳnh Hợp chọn bài “Mai em về Hải Vân đẹp lắm”. Bài thơ có một ý kết rất hay là từ khi có hầm đèo Hải Vân, du khách qua đèo “nhanh như giấc mơ” được ca sĩ trẻ Trần Hồng Kiệt đã thể hiện khá “thời đại”.
Với nhà thơ Bùi Công Minh - người đã có thơ được các nhạc sĩ thời chống Mỹ phổ nhạc như “Hành khúc ngày và đêm” (Phan Huỳnh Điểu phổ) hay “Trên những tuyến đường quan họ” (Đoàn Nhương phổ)... thì đây có lẽ lần đầu tiên thơ anh được một nữ nhạc sĩ phổ nhạc.
“Bồng bềnh cáp treo” là một tác phẩm mà ở đấy, người nghe vừa gặp một Bùi Công Minh hồi xuân và một Quỳnh Hợp mới mẻ. Cái bồng bềnh này đã được giọng ca Hà Anh Tuấn ngả nghiêng rất duyên dáng.
Năm nay, kỷ niệm 35 năm giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2010), thành phố miền Trung đầy nắng gió này đã tổ chức hai đêm thi bắn pháo hoa có cả sự tham gia của các pháo thủ Mỹ vào các ngày 27 và 28/3/2010.
Giữa pháo hoa tưng bừng, rực rỡ không gian Đà Nẵng, cầm lên một ly chúc tụng mà cùng nghe “Lung linh Đà Nẵng” của Quỳnh Hợp, chắc sẽ thấy lung linh âm nhạc trên gương mặt tươi vui mọi người./.
Là một nữ nhạc sĩ đã qua tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh,” nhưng Quỳnh Hợp luôn tỏ ra sung mãn trong sáng tạo dành cho các sự kiện lớn ở các địa phương trên toàn quốc.
Nhân kỷ niệm sự kiện Ngã Ba Đồng Lộc, chị ra một album toàn phổ thơ và sáng tác về ngã ba huyền thoại này. Nhân kỷ niệm thành lập thành phố hoa Đà Lạt, chị lại có một album cũng toàn về “xứ hoa đào”.
Rồi festival Huế, festival Tây Nguyên. Năm ngoái, nhân kỷ niệm 999 năm Thăng Long-Hà Nội, Quỳnh Hợp cũng lại ra một album “đậm chất Hà Nội” quê hương của mình.
Ngoài những tác giả thơ thường quen cộng tác với chị ở các album trước như Đặng Hồng Thiệp, Nguyễn Nho Khiêm, Mai Hữu Phước, Nguyễn Đức Nam với các tác phẩm “Bà Nà mây vương” (thơ Đặng Hồng Thiệp), “Rượu xuân” (thơ Nguyễn Nho Khiêm), “Sông Hàn vui hội pháo hoa” (thơ Mai Hữu Phước), “Xôn xao Đà Nẵng” (thơ Nguyễn Đức Nam), thấy Quỳnh Hợp phổ thêm những tác giả mới của Đà Nẵng như Bùi Công Minh, Huỳnh Kim Hùng, Lại Thanh Hà, Lê Văn Nho, Lê Anh Dũng và cả Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
Với một ý tứ nâng tầm cao Đà nẵng lên gần với trăng sao, Quỳnh Hợp đã chuyển ý tứ ấy từ thơ Nguyễn Bá Thanh thành ca khúc “Đà Nẵng tôi yêu” do Hồ Quỳnh Hương thể hiện.
Còn với tác phẩm của Lại Thanh Hà - một người lính phục viên yêu thơ Quỳnh Hợp chọn bài “Mai em về Hải Vân đẹp lắm”. Bài thơ có một ý kết rất hay là từ khi có hầm đèo Hải Vân, du khách qua đèo “nhanh như giấc mơ” được ca sĩ trẻ Trần Hồng Kiệt đã thể hiện khá “thời đại”.
Với nhà thơ Bùi Công Minh - người đã có thơ được các nhạc sĩ thời chống Mỹ phổ nhạc như “Hành khúc ngày và đêm” (Phan Huỳnh Điểu phổ) hay “Trên những tuyến đường quan họ” (Đoàn Nhương phổ)... thì đây có lẽ lần đầu tiên thơ anh được một nữ nhạc sĩ phổ nhạc.
“Bồng bềnh cáp treo” là một tác phẩm mà ở đấy, người nghe vừa gặp một Bùi Công Minh hồi xuân và một Quỳnh Hợp mới mẻ. Cái bồng bềnh này đã được giọng ca Hà Anh Tuấn ngả nghiêng rất duyên dáng.
Năm nay, kỷ niệm 35 năm giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2010), thành phố miền Trung đầy nắng gió này đã tổ chức hai đêm thi bắn pháo hoa có cả sự tham gia của các pháo thủ Mỹ vào các ngày 27 và 28/3/2010.
Giữa pháo hoa tưng bừng, rực rỡ không gian Đà Nẵng, cầm lên một ly chúc tụng mà cùng nghe “Lung linh Đà Nẵng” của Quỳnh Hợp, chắc sẽ thấy lung linh âm nhạc trên gương mặt tươi vui mọi người./.
Nguyễn Thụy Kha (Vietnam+)