Ngày 10/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến chủ trì "Hội thảo khởi động và triển khai Dự án nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giáo dục nhân lực y tế."
Tại Việt Nam, nguồn nhân lực đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; trong khi đó cơ cấu phân bố các ngành lại không đồng đều giữa các vùng miền. Các trường đại học, cao đẳng đào tạo nhân lực cho ngành y tế tuy đã tăng những chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội.
Hiện nay, một số trường mới chỉ đào tạo theo khả năng, năng lực của mình và thị yếu của học sinh mà không theo nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Thời gian tới, các trường phải tiến hành khảo sát, đánh giá thực tiễn công tác đào tạo cho sát thực tiễn; đồng thời phải tiến hành từng bước và xem lại cách thức đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội... đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng tại Hội thảo.
"Dự án nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giáo dục nhân lực y tế tại Việt Nam" do các giáo sư, tiến sỹ Trường Đại học Y tế công cộng triển khai, gồm chuỗi 3 nghiên cứu là nhân lực bác sỹ đa khoa, điều dưỡng và cử nhân y tế công cộng: đánh giá thực trạng và các chính sách hỗ trợ đào tạo; Nghiên cứu tại các trường đào tạo nhân lực cho ngành y tế và Nghiên cứu về sinh viên, cựu sinh viên.
Tiến sĩ Vũ Hoàng Lan, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, nghiên cứu "Nhân lực bác sỹ đa khoa, điều dưỡng và cử nhân y tế công cộng được thực hiện nghiên cứu tại 11 trường Đại học và 6 trường Cao đẳng: đánh giá thực trạng và các chính sách hỗ trợ đào tạo" là 1 trong chuỗi 3 nghiên cứu kết hợp để đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam. Qua đó cung cấp bằng chứng và xác định các lĩnh vực ưu tiên cần được đổi mới để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, giai đoạn 2011-2020 nhằm phản ánh thực trạng nguồn nhân lực y tế và rà soát các chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực y tế ở Việt Nam.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, trung bình cả nước có 6,5 bác sỹ/10.000 dân số; phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thành thị, vùng kinh tế phát triển với tỷ lệ 60% bác sỹ tập trung ở thành thị trong khi dân số thành thị chỉ có 28,4% dân số cả nước. Tỷ lệ Trạm y tế xã có bác sĩ cao nhất vùng Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (trên 96%), thấp nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (chỉ 32,4%), một số tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là Lai Châu 3,3%.
Trung bình có 10,4 điều dưỡng/10.000 dân số; chất lượng yếu, chủ yếu là trình độ sơ cấp, trung cấp; phân bố không đều và số lượng cán bộ y tế dự phòng ở tuyến tỉnh chỉ bằng 2/3 nhu cầu và tuyến huyện chỉ bằng 1/2 nhu cầu... Qua đó cho thấy, nhân lực y tế Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (khoảng 25% có trình độ đại học trở lên); phân bố không đồng đều, nhất là ở các tuyến khám chữa bệnh ban đầu, các vùng khó khăn, nông thôn và các lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên khoa lao, tâm thần...
Nghiên cứu cũng nêu rõ hiện tại có 15 trường đại học và 65 trường cao đẳng và trung cấp công lập, phân bố rải rác tại các vùng khác nhau; có 7 trường đại học tham gia đào tạo cử tuyển và đào tạo khoảng 1.488 bác sỹ và 24 điều dưỡng. Bên cạnh đó, năm 2009 các trường đại học đã tuyển học viên theo chính sách tuyển sinh theo địa chỉ tại 13 trường, đáp ứng 71% nhu cầu gửi người đi học của các tỉnh./.
Tại Việt Nam, nguồn nhân lực đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; trong khi đó cơ cấu phân bố các ngành lại không đồng đều giữa các vùng miền. Các trường đại học, cao đẳng đào tạo nhân lực cho ngành y tế tuy đã tăng những chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội.
Hiện nay, một số trường mới chỉ đào tạo theo khả năng, năng lực của mình và thị yếu của học sinh mà không theo nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Thời gian tới, các trường phải tiến hành khảo sát, đánh giá thực tiễn công tác đào tạo cho sát thực tiễn; đồng thời phải tiến hành từng bước và xem lại cách thức đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội... đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng tại Hội thảo.
"Dự án nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giáo dục nhân lực y tế tại Việt Nam" do các giáo sư, tiến sỹ Trường Đại học Y tế công cộng triển khai, gồm chuỗi 3 nghiên cứu là nhân lực bác sỹ đa khoa, điều dưỡng và cử nhân y tế công cộng: đánh giá thực trạng và các chính sách hỗ trợ đào tạo; Nghiên cứu tại các trường đào tạo nhân lực cho ngành y tế và Nghiên cứu về sinh viên, cựu sinh viên.
Tiến sĩ Vũ Hoàng Lan, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, nghiên cứu "Nhân lực bác sỹ đa khoa, điều dưỡng và cử nhân y tế công cộng được thực hiện nghiên cứu tại 11 trường Đại học và 6 trường Cao đẳng: đánh giá thực trạng và các chính sách hỗ trợ đào tạo" là 1 trong chuỗi 3 nghiên cứu kết hợp để đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam. Qua đó cung cấp bằng chứng và xác định các lĩnh vực ưu tiên cần được đổi mới để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, giai đoạn 2011-2020 nhằm phản ánh thực trạng nguồn nhân lực y tế và rà soát các chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực y tế ở Việt Nam.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, trung bình cả nước có 6,5 bác sỹ/10.000 dân số; phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thành thị, vùng kinh tế phát triển với tỷ lệ 60% bác sỹ tập trung ở thành thị trong khi dân số thành thị chỉ có 28,4% dân số cả nước. Tỷ lệ Trạm y tế xã có bác sĩ cao nhất vùng Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (trên 96%), thấp nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (chỉ 32,4%), một số tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là Lai Châu 3,3%.
Trung bình có 10,4 điều dưỡng/10.000 dân số; chất lượng yếu, chủ yếu là trình độ sơ cấp, trung cấp; phân bố không đều và số lượng cán bộ y tế dự phòng ở tuyến tỉnh chỉ bằng 2/3 nhu cầu và tuyến huyện chỉ bằng 1/2 nhu cầu... Qua đó cho thấy, nhân lực y tế Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (khoảng 25% có trình độ đại học trở lên); phân bố không đồng đều, nhất là ở các tuyến khám chữa bệnh ban đầu, các vùng khó khăn, nông thôn và các lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên khoa lao, tâm thần...
Nghiên cứu cũng nêu rõ hiện tại có 15 trường đại học và 65 trường cao đẳng và trung cấp công lập, phân bố rải rác tại các vùng khác nhau; có 7 trường đại học tham gia đào tạo cử tuyển và đào tạo khoảng 1.488 bác sỹ và 24 điều dưỡng. Bên cạnh đó, năm 2009 các trường đại học đã tuyển học viên theo chính sách tuyển sinh theo địa chỉ tại 13 trường, đáp ứng 71% nhu cầu gửi người đi học của các tỉnh./.
Thu Phương (TTXVN)