Bộ Công Thương cho biết, giá trị xuất khẩu của cả nền kinh tế trong tháng 4 ước đạt 5,7 tỷ USD trong khi nhập khẩu là 6,95 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu khiến thâm hụt thương mại tiếp tục mở rộng so với mức hơn 1,1 tỷ USD của tháng 3.
Như vậy, nhập siêu 4 tháng đã chiếm 23% giá trị xuất khẩu, vượt mục tiêu kiềm chế nhập siêu ở mức 20% do Quốc hội đề ra. Điều này cho thấy, kiềm chế nhập siêu vẫn là thách thức đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Không hy sinh tăng trưởng để kiềm chế nhập siêu
Tính chung trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu ước đạt trên 20,1 tỷ USD trong khi nhập khẩu là 24,8 tỷ USD. So với cùng kỳ 2009, tốc độ tăng nhập khẩu trong tháng 4 ước đạt 35,6% trong khi con số tương ứng của xuất khẩu chỉ là 8,9%.
Tuy nhiên, diễn biến nhập khẩu 4 tháng qua cũng cho thấy, nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất tăng rất mạnh.
Cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may thì nhập khẩu bông đã tăng tới 255% so với cùng kỳ năm 2009, vải tăng 118%; nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày tăng 124%. Nhập khẩu kim loại thường tăng 223%, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ôtô (trừ ôtô dưới 9 chỗ) tăng 181%... cho thấy ngành công nghiệp cơ khí, ôtô có dấu hiệu phục hồi.
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp đang phục hồi với giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng 4 ước đạt trên 62.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2009.
Tuy nhiên, thống kê xuất nhập khẩu 4 tháng qua của Bộ Công Thương cũng cho thấy việc kiểm soát nhập siêu chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi, nhóm cần thiết nhập khẩu chỉ tăng 32,6% nhưng nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu gồm thủy sản, rau quả, các sản phẩm từ thép, đá quý, kim loại quý... tăng tới 59% và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng, ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, xe máy nguyên chiếc) tăng tới 41%.
Tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu
Để giảm thâm hụt cán cân thương mại, việc tăng xuất khẩu được coi là giải pháp quan trọng nhất hiện nay. Trong khi khu vực kinh tế trong nước chưa thể phục hồi so với năm 2009 (giá trị xuất khẩu chỉ bằng 89,3% so với cùng kỳ) thì thành tích xuất khẩu tháng 4 vẫn chủ yếu được đóng góp từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ước tăng 31,9%).
Thời gian tới, hoạt động xuất khẩu của khối đầu tư nước ngoài tiếp tục có khởi sắc khi nhiều dự án mới tiếp tục được đẩy mạnh. Đó cũng là cơ sở để Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên hy vọng, xuất khẩu sẽ phục hồi và tăng hơn trong quý 2 và 3.
Tuy nhiên, nhiệm vụ kiềm chế nhập siêu là hết sức khó khăn nên theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, không thể chỉ ngồi chờ kinh tế phục hồi để kéo theo tăng trưởng xuất khẩu một cách ngẫu nhiên mà đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ các cơ quan, ban, ngành và doanh nghiệp.
Để kiểm soát nhập khẩu với nhóm hàng hạn chế nhập khẩu, Thứ trưởng Biên cũng kêu gọi sự phối hợp hơn nữa giữa các bộ, ngành.
Hạn chế nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm phải có sự phối hợp với Bộ Y tế, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế nhập khẩu các loại động thực vật phải phối hợp với Cục Thú y.
Tương tự, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông điều tiết nhập khẩu các thiết bị đầu cuối, điện thoại 3G… theo hướng không nên chi phí quá nhiều vào dòng điện thoại thời trang đắt tiền làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tăng nhập siêu.
Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu nhưng không thể cấm nhập được. Chẳng hạn, Bộ Công Thương chỉ cấp phép nhập khẩu cho muối công nghiệp, loại mà trong nước chưa đáp ứng được, nhưng các doanh nghiệp vẫn chấp nhận chịu thuế để nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
Như vậy, về lâu dài, theo Bộ Công Thương, để hạn chế nhập khẩu thì quan trọng là các doanh nghiệp phải nâng chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó mới có thể cạnh tranh hiệu quả hơn với hàng nhập khẩu./.
Như vậy, nhập siêu 4 tháng đã chiếm 23% giá trị xuất khẩu, vượt mục tiêu kiềm chế nhập siêu ở mức 20% do Quốc hội đề ra. Điều này cho thấy, kiềm chế nhập siêu vẫn là thách thức đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Không hy sinh tăng trưởng để kiềm chế nhập siêu
Tính chung trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu ước đạt trên 20,1 tỷ USD trong khi nhập khẩu là 24,8 tỷ USD. So với cùng kỳ 2009, tốc độ tăng nhập khẩu trong tháng 4 ước đạt 35,6% trong khi con số tương ứng của xuất khẩu chỉ là 8,9%.
Tuy nhiên, diễn biến nhập khẩu 4 tháng qua cũng cho thấy, nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất tăng rất mạnh.
Cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may thì nhập khẩu bông đã tăng tới 255% so với cùng kỳ năm 2009, vải tăng 118%; nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày tăng 124%. Nhập khẩu kim loại thường tăng 223%, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ôtô (trừ ôtô dưới 9 chỗ) tăng 181%... cho thấy ngành công nghiệp cơ khí, ôtô có dấu hiệu phục hồi.
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp đang phục hồi với giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng 4 ước đạt trên 62.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2009.
Tuy nhiên, thống kê xuất nhập khẩu 4 tháng qua của Bộ Công Thương cũng cho thấy việc kiểm soát nhập siêu chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi, nhóm cần thiết nhập khẩu chỉ tăng 32,6% nhưng nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu gồm thủy sản, rau quả, các sản phẩm từ thép, đá quý, kim loại quý... tăng tới 59% và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng, ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, xe máy nguyên chiếc) tăng tới 41%.
Tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu
Để giảm thâm hụt cán cân thương mại, việc tăng xuất khẩu được coi là giải pháp quan trọng nhất hiện nay. Trong khi khu vực kinh tế trong nước chưa thể phục hồi so với năm 2009 (giá trị xuất khẩu chỉ bằng 89,3% so với cùng kỳ) thì thành tích xuất khẩu tháng 4 vẫn chủ yếu được đóng góp từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ước tăng 31,9%).
Thời gian tới, hoạt động xuất khẩu của khối đầu tư nước ngoài tiếp tục có khởi sắc khi nhiều dự án mới tiếp tục được đẩy mạnh. Đó cũng là cơ sở để Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên hy vọng, xuất khẩu sẽ phục hồi và tăng hơn trong quý 2 và 3.
Tuy nhiên, nhiệm vụ kiềm chế nhập siêu là hết sức khó khăn nên theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, không thể chỉ ngồi chờ kinh tế phục hồi để kéo theo tăng trưởng xuất khẩu một cách ngẫu nhiên mà đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ các cơ quan, ban, ngành và doanh nghiệp.
Để kiểm soát nhập khẩu với nhóm hàng hạn chế nhập khẩu, Thứ trưởng Biên cũng kêu gọi sự phối hợp hơn nữa giữa các bộ, ngành.
Hạn chế nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm phải có sự phối hợp với Bộ Y tế, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế nhập khẩu các loại động thực vật phải phối hợp với Cục Thú y.
Tương tự, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông điều tiết nhập khẩu các thiết bị đầu cuối, điện thoại 3G… theo hướng không nên chi phí quá nhiều vào dòng điện thoại thời trang đắt tiền làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại và tăng nhập siêu.
Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu nhưng không thể cấm nhập được. Chẳng hạn, Bộ Công Thương chỉ cấp phép nhập khẩu cho muối công nghiệp, loại mà trong nước chưa đáp ứng được, nhưng các doanh nghiệp vẫn chấp nhận chịu thuế để nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
Như vậy, về lâu dài, theo Bộ Công Thương, để hạn chế nhập khẩu thì quan trọng là các doanh nghiệp phải nâng chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó mới có thể cạnh tranh hiệu quả hơn với hàng nhập khẩu./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)