Theo mạng tin Yomiuri Shimbun, Ủy ban đặc biệt đối phó thiên tai thuộc Hạ viện Nhật Bản ngày 9/6 đã nhất trí chọn ngày 5/11 là Ngày chống sóng thần và tán thành luật đối phó sóng thần, theo đó thống nhất các biện pháp đối phó chủ yếu nhất đối với thiên tai sóng thần.
Dự kiến, Luật Đối phó và Ngày chống sóng thần sẽ được thông qua tại Hạ viện vào ngày 10/6. Ban đầu, Ủy ban định xem xét chọn ngày 11/3 – ngày xảy ra trận động đất và sóng thần Đông Nhật Bản khiến hơn 15000 người thiệt mạng – là Ngày chống sóng thần nhưng sau đó đã lấy ngày 5/11 làm Ngày chống sóng thần thay vì ngày 11/3.
Vào ngày 5/11/1854, Nhật Bản phải hứng chịu trận động đất Anseinankai (An Chính Nam Hải) với sức tàn phá chưa từng có.
Điều đáng chú ý là trong thảm họa liên hoàn động đất, sóng thần và hỏa hoạn này, người dân Nhật Bản đã thể hiện nỗ lực tuyệt vời và tinh thần hy sinh trong hoạn nạn. Nét đẹp ấy đã được lưu lại trong sử sách và trở thành tấm gương sáng chống thiên tai cho các thế hệ người dân trên "đất nước mặt trời mọc"./.
Dự kiến, Luật Đối phó và Ngày chống sóng thần sẽ được thông qua tại Hạ viện vào ngày 10/6. Ban đầu, Ủy ban định xem xét chọn ngày 11/3 – ngày xảy ra trận động đất và sóng thần Đông Nhật Bản khiến hơn 15000 người thiệt mạng – là Ngày chống sóng thần nhưng sau đó đã lấy ngày 5/11 làm Ngày chống sóng thần thay vì ngày 11/3.
Vào ngày 5/11/1854, Nhật Bản phải hứng chịu trận động đất Anseinankai (An Chính Nam Hải) với sức tàn phá chưa từng có.
Điều đáng chú ý là trong thảm họa liên hoàn động đất, sóng thần và hỏa hoạn này, người dân Nhật Bản đã thể hiện nỗ lực tuyệt vời và tinh thần hy sinh trong hoạn nạn. Nét đẹp ấy đã được lưu lại trong sử sách và trở thành tấm gương sáng chống thiên tai cho các thế hệ người dân trên "đất nước mặt trời mọc"./.
Cao Phong (Vietnam+)