Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã thành công khi chụp được ảnh tế bào não của loài hải mã đang phối hợp hoạt động và ghi nhớ ký ức thông qua một camera tốc độ cao gắn kính hiển vi.
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp lý giải các căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh và ký ức.
Để nghiên cứu hoạt động của não bộ, các nhà khoa học đã dùng máy cộng hưởng từ chức năng (fMRI) có khả năng chụp hình ảnh 4D của từng mm3 vật thể, ghi lại hàng chục hình ảnh trên giây.
Nhóm nghiên cứu đã trang bị thêm máy ghi hình tốc độ cao gắn với kính hiển vi laser, có thể chụp 2.000 bức ảnh/giây.
Vào thời điểm tế bào thần kinh của loài hải mã hoạt động, các nhà khoa học đã chụp ảnh 4D của 0,3 mm3 tổ chức não (100-200 cụm tế bào) đang thay đổi ánh sáng và truyền tín hiệu trong vòng 1/100 giây.
Trường nhóm nghiên cứu, Phó Giáo sư Ikegaya Yuji thuộc Đại học Tokyo cho biết: “Chúng tôi muốn tìm hiểu sự khác biệt trong cơ chế phát tín hiệu của hải mã với các loại bệnh thần kinh khác nhau.”./.
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp lý giải các căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh và ký ức.
Để nghiên cứu hoạt động của não bộ, các nhà khoa học đã dùng máy cộng hưởng từ chức năng (fMRI) có khả năng chụp hình ảnh 4D của từng mm3 vật thể, ghi lại hàng chục hình ảnh trên giây.
Nhóm nghiên cứu đã trang bị thêm máy ghi hình tốc độ cao gắn với kính hiển vi laser, có thể chụp 2.000 bức ảnh/giây.
Vào thời điểm tế bào thần kinh của loài hải mã hoạt động, các nhà khoa học đã chụp ảnh 4D của 0,3 mm3 tổ chức não (100-200 cụm tế bào) đang thay đổi ánh sáng và truyền tín hiệu trong vòng 1/100 giây.
Trường nhóm nghiên cứu, Phó Giáo sư Ikegaya Yuji thuộc Đại học Tokyo cho biết: “Chúng tôi muốn tìm hiểu sự khác biệt trong cơ chế phát tín hiệu của hải mã với các loại bệnh thần kinh khác nhau.”./.
Cao Phong (Vietnam+)